Danh mục

Huyền thoại về Achimède

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.32 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay còn ai không biết định luật Acsimet ? Định luật này không những đúng đối với các chất lỏng , mà còn đúng đối với cả các chất khí. Các kĩ sư khi chế tạo tàu thuyền, khí cầu v.v... đều phải ứng dụng định luật Acsimet. Cách đây ba bốn nghìn năm, các thuyền buôn Ai Cập, Phênixi, sau đó là các thuyền buôn Hi Lạp, La Mã, đã chở các hàng hóa đủ loại, đi lại trên Địa Trung Hải. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huyền thoại về Achimède Huyền thoại về Achimède Ngày nay còn ai không biết định luật Acsimet ? Định luật này khôngnhững đúng đối với các chất lỏng , mà còn đúng đối với cả các chất khí. Các kĩsư khi chế tạo tàu thuyền, khí cầu v.v... đều phải ứng dụng định luật Acsimet. Cách đây ba bốn nghìn năm, các thuyền buôn Ai Cập, Phênixi, sau đó là cácthuyền buôn Hi Lạp, La Mã, đã chở các hàng hóa đủ loại, đi lại trên Địa Trung Hải.Đã có bao lần, khi chất hàng lên thuyền, các thuỷ nhìn thấy thuyền lún dần xuốngnước do sức nặng của hàng hóa. Nhưng vì sao chiếc thuyền nổi trên mặt nước ?Đã có bao nhiêu người, trước Acsimet, cố công tìm kiếm định luật về sự nổi của cácvật nhưng không thành công. Chỉ đến Acsimet, với óc quan sát tinh tế của nhà báchọc thiên tài, định luật đó mới được tìm ra.Một huyền thoại kể rằng có lần đức vua Hiêrôn sai một người thợ kim hoàn chế tạomột mũ miện bằng vàng.Ngờ rằng người thợ thiếu lương tâm kia đã biển thủ một số vàng và thay vào đómột số bạc, nhà vua cho gọi Acsimet đến và phán: Đây là chiếc vương miện củatrẫm. Không được làm hỏng mũ, nhà ngươi phải tìm ra trong này có pha bạckhông ?Acsimet lo lắng, ngày đêm suy nghĩ tìm cách giải bài toán hóc hiểm này. Lúc ăn ôngcũng nghĩ đến nó, lúc đi dạo ông cũng nghĩ đến nó, thậm chí lúc tắm ông cũng nghĩđến nó.Một hôm, Acsimet vào tắm trong nhà tắm công cộng, mà đầu óc vẫn đang bị chiếcvương miện ám ảnh. Khi thả mình vào bồn tắm, ông bỗng nhận xét thấy một điềumà lâu nay không ai để ý đến. Ong cảm thấy khi dìm mình trong nước, thân thểmình có vẻ nhẹ nhõm hơn, tựa như có cái gì đấy nó từ dưới, nâng nó lên cao. Một ýnghĩa mới mẻ loé sáng trong đầu ông . Quên cả mặc áo quần, ông phấn khởi nhảyra khỏi bồn tắm, chạy thẳng ra ngoài phố và mừng rỡ reo vang : « Ơrêka ! Ơrêka ! »(nghĩa là : ta tìm ra rồi, ta tìm ra rồi !).Ong đã tìm ra một định luật mới cho phép giải bài toán của Hiêrôn. Đó là định luậtvề sức đẩy của một chất lỏng lên một vật nhúng vào chất đó. Sau này định luật đóđược gọi là định luật Acsimet.Không có tài liệu nào kể lại một cách chính xác Acsimet đã thí nghiệm như thế nàođể kiểm tra chiếc vương miện. Có thể phỏng đoán cách làm như sau : Ong đã xácđịnh sức đẩy của nước lên chiếc vương miện và lên một thỏi vàng nguyên chất cócùng trọng lượng. Nếu chiếc vương miện bằng vàng nguyên chất thì sức đẩy tronghai trường hợp là như nhau. Nhưng ở đây sức đẩy lại khác nhau. Acsimet phát hiệnđược rằng chiếc vương miện đã bị pha bạc, và đã xác định được tỉ lệ pha là baonhiêu.Mọi người vô cùng kinh ngạc, và người thợ kim hoàn gian lận đã phải thú tôị.Như vậy là nhằm giải quyết một bài toán cụ thể, trong phạm vi hẹp, Acsimet đãphát minh ra một định luật có phạm vi ứng dụng rộng rãi. Kết quả đạt được lớnhơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra ban đầu.Nhà khoa học, Nhà yêu nướcAcsimet sinh năm 287 trước công nguyên tại thành bang Xyraquydơ trên đảoXixilia. Cha ông là nhà thiên văn Phidi. Ngay từ nhỏ, cậu đã được người cha truyềncho lòng say mê khoa học. Lòng say mê đó đã dẫn dắt chàng trai Acsimet lênđường vượt biển sang Alecxanđria bên Ai Cập. Thời đó, Alecxanđria nổi tiếng làmột trung tâm khoa học lớn. Ở đây có một thư viện khổng lồ chưa trên 700 ngàncuốn sách chép tay. Acsimet đã đến học ở đền Mudêôn, một viện bảo tàng, mộtviện hàn lâm quy tụ hầu hết các bộ óc uyên bác nhất lúc đó. Tại đây Acsimet đãđược làm quen với các nhà bác học nổi tiếng như nhà toán học Eratôxten, nhàthiên văn Cônon v.v...Sau khi thành tài, Acsimet trở về phục vụ xứ sở, phục vụ đất nước.Theo lời kể của Plutác, nhà văn kiêm nhà sử học Cổ Hi Lạp, Acsimet rất say mêtoán học. Các công trình toán học của ông bao trùm khắp mọi lĩnh vực toán họcđương thời : hình học, số học, đại số. Cho đến nay, mặc dù đã trải qua biết bao nămtháng, nhiều tác phẩm của ông đã bị thất truyền, vậy mà chúng ta vẫn còn giữ lạiđược một di sản toán học khá phong phú.Acsimet còn là một kĩ sư tài ba. Chính ông đã xây dựng đài thiên văn hay Vòm cầuvũ trụ, nhờ đó người ta có thể quan sát được sự chuyển động của Mặt Trời, MặtTrăng và năm hành tinh.Tương truyền, có lần ở Xyraquydơ người ta đóng một con thuyền ba tầng rất to vànặng đến nỗi không sao hạ thủy nó được.Toàn thể cư dân Xyraquydơ đều được huy động ra kéo con thuyền, nhưng nókhông hề nhúc nhích. Họ bèn cho mời Acsimet đến. Ông nhìn địa thế rồi cho dựngquanh con thuyền đồ sộ này một hệ thống đòn bẩy và ròng rọc phức tạp.Hàng trăm bàn tay nắm chặt vào dây chão. Thế là con vật khổng lồ ngoan ngoãn bòxuống nước.Khi đại quân La Mã do danh tướng Macxenluyxơ chỉ huy đến xâm lăng Xyraquydơ,Acsimet đã cho các máy phóng đá bí mật của mình xuất trận. Các loại tên đạn độcđáo ấy lao vun vút về phía quân thù làm hàng ngũ địch quân hỗn loạn.Trong khi đó trên mặt biển bất thần có vô vàn phiến gỗ từ mặt thành văng ra trúngvào thuyền địch với một sức mạnh như trời giáng...Qu ...

Tài liệu được xem nhiều: