Danh mục

Hysteria, tinh thần phân lập

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.32 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chứng Hysteria thường hay gặp ở nữ thanh niên; bệnh thườngdo các yếu tố tâm thần gây nên. Tiền sử thường đã có nhiều cơn xảy ra. Biểu hiện lâm sàng phong phú và phức tạp, bao gồm rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác, “mất ngôn ngữ”, “đui mù” và “điếc lác”.Trong một số trường hợp, có tình trạng rối loạn cảm xúc biểu hiện bằng cười khóc không duyên cớ, thường xuyên cử động và đứng ngồi không yên. Những triệu chứng này khong tương quan với các kết quả khám thực thể. Các cơn rất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hysteria, tinh thần phân lập Hysteria, tinh thần phân lập - Chứng Hysteria thường hay gặp ở nữ thanh niên; bệnh thườngdo các yếu tố tâm thần gây nên. Tiền sử thường đã có nhiều cơn xảy ra. Biểu hiệnlâm sàng phong phú và phức tạp, bao gồm rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác,“mất ngôn ngữ”, “đui mù” và “điếc lác”. Trong một số trường hợp, có tình trạng rối loạn cảm xúc biểu hiện bằngcười khóc không duyên cớ, thường xuyên cử động và đứng ngồi không yên.Những triệu chứng này khong tương quan với các kết quả khám thực thể. Các cơnrất dễ lui song cũng rất dễ tái diễn. - Tinh thần phân lập thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh niênvà trung niên. Bệnh khởi phát lặng lẽ và diễn biến kéo dài. Về phương diện lâmsàng, thường có hội chứng ảo giác hoang tưởng, bệnh nhân có nhiều ý niệm vô lý,nghe thấy hay nhìn thấy những điều mà thực tế không có; hay ngờ vực, cứ nghĩrằng người ta đang ám chỉ mình hoặc tìm cách ám hại mình. Một số bệnh nhân lại không đáp ứng gì với kích thích tác động từ môitrường bên ngoài, nói năng rời rạc. Một số khác lại có trạng thái kích động, hiếuđộng và nói huyên thuyên; tuy nhiên họ vẫn tỉnh tao, tri giác bình thường vàkhông có một dấu hiệu rõ rệt nào khi khám thực thể. - Điều trị: Chọn huyệt theo triệu chứng; cường độ kích thích và thao tác châm kimđược xác định tùy tình huống bệnh lý. - Chỉ định huyệt: - Hysteria: Thần môn, Nội quan, Tam âm giao - Tinh thần phân lập: - Thể thao cuồng: Nhân trung, Đại chùy, Đại lăng, Phong long - Thể trầm lặng: Giản sử, Túc tam lý - Huyệt vị theo triệu chứng: - Ảo giác: Thỉnh hội, Ngoại quan. - Ảo thị: Tình minh, Hành gian. - Mất ngôn ngữ: Á môn, liêm tuyền - Nhìn kém (thong manh): Cầu hậu (kỳ huyệt), Tình minh. Ghi chú: Trong khi lên cơn hysteria, mỗi lần châm chọn 2 – 3 huyệt vị, thỉnh thoảngvê kim đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Ở thể thao cuồng trong tinh thầnphân lập, cần vê kim liên tục cho đến khi bệnh nhân nằm yên. Sau đó, lưu kimkhông vê. Trong thể trầm lặng, mỗi ngày châm một lần hoặc cách nhật, gây kích thíchnhẹ. Khi bệnh nhân đã tỉnh táo, hướng dẫn họ kiên trì thay đổi nếp suy nghĩ,thuyết phục họ cộng tác để đạt kết quả điều trị tốt hơn.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: