Thở ngực Là thở tự nhiên của một người bình thường, mục đích trao đổi oxy và thải CO2 chỉ có cơ ngực hoạt động mà thôi. Theo quan niệm của khí công Trung Quốc, thở kiểu này không trường thọ và không chống đỡ được bệnh tật, lão hóa vì thở cạn quá.Thở bụng khí công Có nhiều cách, nhưng cách thông dụng và đơn giản nhất, không gây tác dụng phụ (tẩu hỏa nhập ma) là thở sổ tức 1 - 1. Theo cố GS. Ngô Gia Hy, hít vào phình bụng thuộc dương (kích thích trực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ích lợi của thở bụng khí công (Thai tức pháp) Ích lợi của thở bụng khí công (Thai tức pháp) Thở ngực Là thở tự nhiên của một người bình thường, mục đích traođổi oxy và thải CO2 chỉ có cơ ngực hoạt động mà thôi. Theo quan niệm củakhí công Trung Quốc, thở kiểu này không trường thọ và không chống đỡđược bệnh tật, lão hóa vì thở cạn quá. Thở bụng khí công Có nhiều cách, nhưng cách thông dụng và đơn giản nhất, không gây tácdụng phụ (tẩu hỏa nhập ma) là thở sổ tức 1 - 1. Theo cố GS. Ngô Gia Hy, hít vàophình bụng thuộc dương (kích thích trực giao cảm theo quan niệm Tây y) và thở rahóp bụng lại thuộc âm (kích thích hệ đối giao cảm), thời gian hai kỳ thở phải bằngnhau để cân bằng âm dương. Nhịp thở phải chậm, sâu, nhẹ, dài. Khi hít vào phình bụng, cơ hoành hạ xuống làm cho các cơ quan trong bụngbị đẩy xuống; khi thở ra hóp bụng tối đa, cơ hoành nâng lên, các cơ quan bị kéolên. Hoạt động đó đã massage liên tục đều đặn và nhẹ nhàng những cơ quan bêntrong như ruột, gan, dạ dày, lá lách... làm điều hòa các nội tạng, nhất là cơ quantiêu hóa. Thở như vậy cũng điều hòa hệ thần kinh thực vật, ta làm chủ hệ thầnkinh, từ đó khí huyết lưu thông mạnh mẽ, tránh được các rối loạn thần kinh nhưstress, những bệnh về hưng phấn hoặc ức chế hệ thần kinh... Nhịp độ thở chậm sâudài giúp cho oxy đến đầy đủ tận cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể, do đó sẽ có sựchuyển hóa hoàn toàn nhất, tránh được khả năng đào thải những chất có gốc tự dogây bệnh và các chất oxy hóa từ tế bào tự hủy hoại vì thiếu oxy, đó là mầm mốngcủa bệnh tật. Theo khí công, thở bụng dưới tức là thai tức pháp, là sự thu hút lấy nănglượng khí dương ngoài không gian quanh ta (thiên khí) và khí âm dưới đất (địakhí) theo với oxy vào phổi và theo huyết xuống đan điền (bụng dưới) để biếnthành chân khí, theo các kinh mạch đến nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng. Thở bụng dưới cũng là luyện vòng tiểu chu thiên (vòng nhâm đốc), điều hòacác kinh âm ở trước thân do mạch nhâm đảm nhiệm và điều hòa các kinh dương ởsau lưng do mạch đốc đảm nhiệm. Ngoài ra còn điều khí đi vào kỳ kinh bát mạch(vòng đại chu thiên), đả thông các kinh mạch làm cho con người vô bệnh, trườngthọ và chống lão hóa. Vì vậy khí công có thể chữa được bệnh mất ngủ, cao huyếtáp, thấp huyết áp, suy nhược cơ thể, chóng mặt, rối loạn thần kinh thực vật, điềuhòa khí huyết, rối loạn thần kinh tim, phục hồi được nguyên khí cho cơ thể mộtkhí quá mệt do bị tiêu hao khí lực v.v... Trong thở bụng dưỡng sinh, nên tránh những kiểu thở quá căng thẳng, bế,ép, nén dễ đưa đến tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Phải chú ý ở đan điền, thởhít khoan thai chậm rãi, nhẹ nhàng, sâu, dài. Toàn bộ cơ thể đều phải thư giãn, thảlỏng thì nội khí mới sản sinh ra được và khí mới lưu thông trong cơ thể. Vừa thởvừa cảm giác được bụng phình ra và bụng hóp lại. Ban đầu thở chỉ là ý thức nhưnglâu ngày sẽ biến thành vô thức. Thật vậy, sau chừng một năm luyện khí công thởbụng, người tập sẽ chuyển được từ thở ngực qua thở bụng một cách phản xạ, dùlúc nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt bình thường. Đây là một ích lợi thiết thực để tiến đếntrường sinh bất lão. Kỹ thuật thở bụng khí công Về mặt dưỡng sinh thì nên thở bụng theo kỹ thuật sau đây: Đứng hoặc ngồi trên ghế hoặc ngồi xếp bằng đều được. Hai tay chồng lên nhau trước đan điền (là một huyệt ở bụng dưới, cáchrốn khoảng 3 - 4 cm), nam đặt tay trái trong, nữ đặt tay phải trong. Lưỡi đặt trênvòm họng, sát chân răng để nối thông vòng nhâm đốc. Bắt đầu tập trung tư tưởng,mắt mở hay nhắm cũng được, thả lỏng thư giãn toàn bộ cơ thể. Hít vào bụng dưới phình to ra, khí từ huyệt thừa tương (huyệt ở chỗ lõmdưới môi dưới) xuống đan điền và hội âm (huyệt sát hậu môn). Người mới họckhông nên cưỡng ép quá và không cần cố gắng phình to lắm mà chỉ phình ra chútxíu là được, từ từ lâu ngày sẽ đạt. Hơi thở cần chậm, nhẹ, sâu, dài, không nín hơi.Khi đã hít vào tối đa, từ từ thở ra cũng chậm sâu dài, 2 tay ép vào bụng dưới càngsâu càng tốt, hậu môn nhíu lại một chút để khỏi bị thoát khí. Khí qua huyệt trườngcường và đi lên dọc theo mạch đốc đến huyệt bách hội giữa đỉnh đầu, xuống huyệtngân giao (vòm họng trên). Khi thở ra hết rồi thì bắt đầu hít vào trở lại không nínhơi, hậu môn không nhíu nữa. Nên nhớ thời gian hít và thở bằng nhau. Giai đoạn đầu: - Không quen thì không thể cân bằng 2 kỳ thở được, nhưng từ từ vài ngàyquen sẽ cân bằng được. - Giai đoạn mới học cần phải dùng 2 tay ôm bụng để biết rõ bụng phình vàlấy tay đè vào bụng khi thở ra. Giai đoạn sau: - Khi đã quen cách thở bụng trong vài tháng, không cần chồng tay ôm bụngnữa. Thở lúc nào? - Thở mọi lúc mọi nơi nếu cần, với điều kiện là có không khí trong lành. - Không được tập thở trong môi trường ô nhiễm, phòng có máy lạnh, trong ...