Danh mục

ÍCH TRÍ (Kỳ 1)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 255.12 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên Khác: Ích trí nhân Vị thuốc Ích trí nhân còn gọi (Đắc Phối Bản Thảo), Anh Hoa Khố, Ích Chí Tử (Khai Bảo Bản Thảo), Trích Đinh Tử (Trung Dược Tài Thủ Sách).Tác dụng: Ích trí nhân+ Ích khí, an thần, bổ bất túc, an tam tiêu, điều các khí (Bản Thảo Thập Di).+ Sáp tinh cố khí, làm uất kết khí được tuyên thông, ôn trung, tiến thực, nhiếp diên thóa, súc tiểu tiện (Bản Thảo Bị Yếu).+ Ôn tỳ, khai vị, nhiếp diên, ôn thận, cố tinh, súc niệu (Trung Dược Học). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÍCH TRÍ (Kỳ 1) ÍCH TRÍ (Kỳ 1) Tên Khác: Ích trí nhân Vị thuốc Ích trí nhân còn gọi (Đắc Phối Bản Thảo), Anh Hoa Khố, Ích ChíTử (Khai Bảo Bản Thảo), Trích Đinh Tử (Trung Dược Tài Thủ Sách). Tác dụng: Ích trí nhân + Ích khí, an thần, bổ bất túc, an tam tiêu, điều các khí (Bản Thảo Thập Di). + Sáp tinh cố khí, làm uất kết khí được tuyên thông, ôn trung, tiến thực,nhiếp diên thóa, súc tiểu tiện (Bản Thảo Bị Yếu). + Ôn tỳ, khai vị, nhiếp diên, ôn thận, cố tinh, súc niệu (Trung Dược Học). Chủ trị: Ích trí nhân + Chủ di tinh hư lậu, tiểu giắt (Bản Thảo Thập Di). + Trị tiêu chảy, bụng đau do lạnh, nhiều nước dãi, di tinh, đái dầm, bănglậu (Trung Dược Học). Liều Dùng: Liều thường dùng: 4- 12g. Kiêng Kỵ: + Huyết táo, có hỏa: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên). + Do nhiệt gây nên băng huyết, bạch trọc: không dùng (Bản Thảo Bị Yếu). + Ích trí nhân vốn vị thơm, tính nhiệt, vì vậy những người đã sẵn táo nhiệt,hoặc có hỏa chứng phải kiêng,,không nên dùng Ích trí nhân (Trung Quốc DượcHọc Đại Từ Điển). + Táo nhiệt, âm hư, thủy kiệt, tinh ít: không dùng (Đông Dược Học ThiếtYếu). TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ ÍCH TRÍ Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Miq.Họ :Họ Gừng (Zinggiberaceae). Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5m. toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài17-33cm, rộng 3-6cm. Hoa tự hình chùm mọc ở đầu cành. Hoa mầu trắng, có đốmtím. Quả hình cầu, đường kính 1,5cm, khi chín có mầu vàng xanh, hạt nhiều cạnhmầu xanh đen. Mọc hoang ở vùng rừng núi trung và thượng du Việt Nam nhưng vẫn phảinhập. Bộ phận dùng: Quả và hạt phơi khô (Fructus Alpiniae Oxyphyllae). Thu hái, chế biến: Thu hái vào tháng 7-8 khi quả chuyển từ mầu xanh sang vàng. Phơi hoặcsấy khô. Hạt to, mập là tốt. Mô tả dược liệu: Quả hình bầu dục, 2 đầu hơi nhọn, dài 20-24cm, đường kính 1,2-1,6cm. Vỏmầu nâu đỏ hoặc nâu xám, có 13-20 đường chỉ dọc nổi lên lồi lõm không đều, vỏmỏng, hơi dẻo, dính sát với hạt. Hạt bó chặt với nhau, trong có màng mỏng chiathành 3 múi, mỗi múi có 6-11 hạt. Hạt là 1 khối tròn dẹt không nhất định, có cạnhhơi tầy, lớn nhỏ chừng 0,4cm, mầu nâu xám hoặc vàng xám, đập vỡ thì bên trongmầu trắng, có chất bột (Dược Tài Học). Bào chế: Ích trí nhân + Đập bỏ vỏ ngoài, lấy cát cho vào nồi sao to lửa cho nóng rồi cho Ích trínhân vào sao cho vỏ phồng lên, có mầu vàng là được. Lấy ra, rây sạch cát, sẩysạch, chỉ lấy nhân. Trộn với nước muối (cứ 50kg Ích trí nhân dùng 1,4kg muối),lại sao qua, lấy ra để nguội dùng dần. Không nên sao kỹ quá sẽ mất tinh dầu(Dược Tài Học). Bảo quản: Để chỗ khô ráo, râm mát. Thành phần hóa học: + Trong Ích trí nhân có chừng 0,7% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinhdầu là Tecpen C10H16, Sesquitecpen C10H24 và Sesquitecpenancola, có ch ừngl,7 l% chất Saponin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + a-Cyperone, 1,8-Cineole, 4-Terpineol, a-Terpineol, b- Elemene, 1-Methyl-3-Isopropoxy cyclohexane, a-Dimethyl Benzepropanoic acid, Guaiol,Zingiberol, a-Eudesmol, Aromadendrene (Vương Ninh Sinh, Trung Dược Tài1991, 14 (6): 38). + Gingerol Sankawa U. Igakuno Ayumi 1983, 126 (11): 867). + Nootkatol (Shoji N và cộng sự, C A 1984, 101: 35960u). Tác dụng Dược lý: + Thuốc có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng, cường tim, làm gĩan mạch(Trung Dược Học). + Nước sắc Ích trí nhân cho uống 50mg/kg đối với chuột, thấy có tác dụngchống loét dạ dầy (Yamahara J và cộng sự, Chem Pharm Bull Tokyo 1990, 38(11): 3053). + Nước sắc Ích trí nhân có tác dụng ức chế tiền liệt tuyến (Giang CẩmBang, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (8): 492). + Nước sắc Ích trí nhân có tác dụng làm tăng ngoại chu vi huyết dịch bạchtế bào (Chu Kim Hoàng, Trung Dược Dược Lý Học, Q 1, Thượng Hải Khoa HọcKỹ Thuật Xuất Bản 1986: 273). ...

Tài liệu được xem nhiều: