Nghệ thuật sắp đặt luôn chống lại sự định nghĩa do tính nhất thời của các triển lãm sắp đặt, và bởi vì nó bị ảnh hưởng từ đa dạng các trào lưu nghệ thuật có từ trước, từ Vị lai (Futurism, 1090- 1944) đến Dada, từ Assemblage (nghệ thuật phối hợp, từ 1953 đến nay) đến Minimalism (nghệ thuật giảm thiểu, 1961- 1976). Dù sao, hình thức nghệ thuật này, trong mọi biểu hiện của nó, khám phá sâu rộng sự chú trọng đến không gian và thời gian của bản thân nó cũng như xung quanh nó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Installation Art (Nghệ thuật sắp đặt) có từ bao giờ?
Installation Art (Nghệ thuật sắp đặt)
có từ bao giờ?
Nghệ thuật sắp đặt luôn chống lại sự định nghĩa do tính nhất thời của các
triển lãm sắp đặt, và bởi vì nó bị ảnh hưởng từ đa dạng các trào lưu nghệ thuật có
từ trước, từ Vị lai (Futurism, 1090- 1944) đến Dada, từ Assemblage (nghệ thuật
phối hợp, từ 1953 đến nay) đến Minimalism (nghệ thuật giảm thiểu, 1961- 1976).
Dù sao, hình thức nghệ thuật này, trong mọi biểu hiện của nó, khám phá sâu rộng
sự chú trọng đến không gian và thời gian của bản thân nó cũng như xung quanh nó
để đạt mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho sự tiêu dùng nghệ thuật. Một nghệ sĩ sử
dụng một không gian sắp đặt như một nơi bị chiếm dụng tạm thời, phá bỏ mọi
ranh giới của sự chiếm hữu và thách thức đồng thời khuấy động một cuộc đối
thoại giữa chính không gian, trong đó bao gồm cả công chúng thưởng ngoạn, và
nội dung của nghệ thuật. Nghệ thuật sắp đặt có đặc trưng của địa điểm và thường
bao gồm những vật thể hoặc hiệu ứng được tạo ra và kết hợp thành một thể thống
nhất. Các nghệ sỹ giải quyết những chủ đề mà họ quan tâm và xâu chuỗi chúng
một cách phù hợp với những yếu tố nào đó qua tác phẩm sắp đặt của họ. Và bởi vì
như vậy, đây là một hình thức nghệ thuật mang tính xã hội rất cao. Nghệ thuật này
bắt đầu manh nha và phát triển mạnh ở Anh, Mỹ từ đầu thập niên 70, thế kỷ trước.
Nghệ thuật sắp đặt thường được triển lãm trong khuôn khổ gallery, và đó không
phải là một gallery nghệ thuật điển hình, bởi vì nó ít có giá trị thương mại. Nghệ
thuật sắp đặt phải được trưng bày và sau đó bị dỡ bỏ, chỉ lưu giữ lại những tài liệu
về nó.
Cho đến nay, nghệ thuật này đã trở thành một trong những dòng nghệ thuật
chủ lưu của đời sống đương đại. Nó không chỉ diễn ra trong các triển lãm, gallery
mà còn được phát triển trong sự kết hợp với điêu khắc để tạo nên những không
gian nghệ thuật ngoài trời rộng lớn, hoành tráng, đôi khi trở thành một biểu tượng
của thành phố. Có thể lấy một ví dụ điển hình: tác phẩm Sky Stations của nghệ sĩ
người Mỹ J.M.Fisher hiện là một điểm chiêm ngưỡng khi tới trung tâm thành phố
Kansas, thủ phủ bang Misouri, Mỹ. Những tác phẩm điêu khắc được dựng trên cột
trụ hình ống, tất cả được làm bằng thép không rỉ, tổng chiều cao tới 92,4m, kết
hợp với ánh sáng đèn chiếu và không gian xung quanh tạo thành một chỉnh thể
nghệ thuật hết sức ký thú.
Ở Việt Nam hiện nay, vẫn có quá ít nghệ sĩ tham gia loại hình nghệ thuật
này, vì nhiều nguyên do: không có môi trường thông tin và đào tạo rộng và sâu,
không có đầu tư tài chính thích đáng vì như đã nói, Nghệ thuật sắp đặt không
mang tính thương mại, chưa có được một áp lực tâm lý ngoại cảnh từ một xã hội
phát triển như phương Tây. Điểm thứ hai là tính xã hội của loại hình nghệ thuật
này ở Việt Nam chưa cao, nên chưa lôi kéo được công chúng đến với nó để làm
quen, thưởng lãm và tham gia cùng nghệ thuật, tạo nên một không gian nghệ thuật
và một thời điểm nghệ thuật có ý nghĩa. Rõ ràng yếu tố con người là quan trọng
nhất để thúc đẩy sự phát triển của bất kỳ một loại hình nào, đặc biệt ở đây, nghệ
thuật sắp đặt không có giới hạn của phương tiện, chất liệu và cách thức thể hiện.
Vì thể, nỗ lực của nghệ sĩ là cái cốt lõi để biến hình thức nghệ thuật này từ “mới”
trở thành quen thuộc trong đời sống nghệ thuật đương đại Việt Nam.
Performance Art (Nghệ thuật trình diễn) có xuất phát điểm như thế nào?
Nghệ thuật trình diễn có nguồn gốc từ những trò biểu diễn trong hộp đêm
của nhóm nghệ sỹ Dada và những hình ảnh Siêu thực, và được phát triển trong
thời kỳ cực thịnh của Chủ nghĩa Hiện đại. Như chiến tranh thế giới II đã tàn phá
sự tồn tại vật chất của rất nhiều người sống sót qua thời kỳ đó, Nghệ thuật trình
diễn bắt đầu khẳng định một cách vội vã hơn sự ưu việt của hành động so với một
đối tượng. Một điều hiển nhiên là đối tượng từ đó về trước được tôn sùng như một
di vật thánh thần của nghệ thuật. Cương lĩnh của Nghệ thuật trình diễn là: thời
gian là điểm cốt lõi và hành động là điều duy nhất có ý nghĩa trong nghệ thuật
cũng như trong cuộc sống và chiến tranh. Nếu bất kỳ cái gì cũng có thể bị phá hủy,
tại sao phải tạo ra nó rồi lại phá hủy nó? Hơn nữa, không thể tự phá hủy có phải là
một hành động nghệ thuật? Như trong chiến tranh, sự phá hủy đã luôn đóng một
vai trò lớn trong Nghệ thuật trình diễn.
Nghệ thuật trình diễn ban đầu được biết đến trước thuyết cấp tiến của
những năm 1960 gần một thập kỷ. Hiệp hội Nghệ thuật Gutai, được thành lập ở
Nhật Bản năm 1954, với tinh thần coi nghệ thuật là hành động, đã tạo ra những tác
phẩm có tính diễn tiến theo thời gian. Tác phẩm Challenging Mud của Kazuo
Shiraga thực hiện năm 1955 và Breaking Through Many Screens of Paper (1956)
của Saburo Murakami đã lấy quá trình diễn ra trong xưởng của họa sĩ người Mỹ
Jackson Pollock làm điểm bắt đầu và chúng chuẩn bị cho Happenings (trào lưu
nghệ thuật H ...