Danh mục

Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa nhìn từ lí thuyết tiếp nhận của N.Konrat

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 685.21 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài viết này là đề cập tới ảnh hưởng của Jataka ở một số nước Đông Nam Á lục địa trên một số phương diện. Từ đó sẽ góp phần bổ sung lí luận về các quan hệ văn học - một vấn đề rất được quan tâm trong bối cảnh thế giới đang hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa nhìn từ lí thuyết tiếp nhận của N.Konrat HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 79-85 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0030 JATAKA TRONG VĂN HỌC MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA NHÌN TỪ LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN CỦA N.KONRAT Hà Đan và Hoàng Thị Mỹ Nhị Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Sự ra đời của một tác phẩm văn học bất kì bao giờ cũng là một quá trình. Quá trình đó liên quan đến nhiều vấn đề trong đó có vấn đề tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học theo quan điểm của nhà đông phương học N. Konrat là lí thuyết mà chúng tôi sử dụng để giải mã sự ảnh hưởng của tác phẩm kinh điển Phật giáo Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa như Campuchia. Myanmar và Lào. Không thể phủ nhận rằng, hầu hết ba quốc gia này đều vay mượn cốt truyện, kết cấu, motip từ Jataka để tạo ra những văn phẩm của mình, bao gồm cả văn học viết lẫn văn học dân gian. Nhưng bằng những con đường khác nhau như truyền giáo, dịch thuật, phóng tác... Jataka của Ấn Độ đã dần dần được bản địa hóa và trở thành giá trị văn học riêng của một quốc gia. Mục đích của bài viết này là đề cập tới ảnh hưởng của Jataka ở một số nước Đông Nam Á lục địa trên một số phương diện. Từ đó sẽ góp phần bổ sung lí luận về các quan hệ văn học - một vấn đề rất được quan tâm trong bối cảnh thế giới đang hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay. Từ khóa: Jataka truyện kể, tiếp nhận văn học, văn học Đông Nam Á. 1. Mở đầu Ấn Độ là quốc gia có nền văn minh vĩ đại từng lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Trong lịch sử, Đông Nam Á và Ấn Độ có hàng chục thế kỉ giao thương, tiếp xúc, quan hệ qua lại với nhau nên văn hóa Ấn Độ đã để lại những dấu ấn đậm nét trong nền văn hóa Đông Nam Á, đặc biệt là Phật giáo. Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Ấn Độ nói riêng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình phát triển văn học Đông Nam Á trong suốt chiều dài lịch sử. Tiếp biến tập truyện cổ Jataka Ấn Độ - một hiện tượng cụ thể của tương tác văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á do vậy đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, phải kể đến Ven Sengpan Pannyawansa với công trình A critical study of the Vessantara - Jataka and its influence on Kengtung Buddism, Eastern Shan State, Burma (2007) [15]. Trong 7 chương sách, tác giả dành hẳn 1 chương nói về văn học Phật giáo và ảnh hưởng của Jataka lên các nước theo Phật giáo tiểu thừa. Tác giả đã nhắc đến sự tồn tại của Dasa Jataka (10 Jataka cuối cùng) trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa, đặc biệt là câu chuyện về Hoàng tử Vessandor - do rất được yêu thích.Tiếp đến là công trình Buddhist Ethics in the Pannàsa Jàtaka (Đạo đức Phật giáo trong Pannàsa Jàtaka) của nhà nghiên cứu Bunnary. Công trình này nhấn mạnh vào khía cạnh đạo đức của tác phẩm trong việc thực hiện các lời dạy của Đức Phật. Tác giả coi đó là tác phẩm ngụy kinh, kinh phóng tác, nghĩa là vẫn vay mượn từ tập truyện Jataka của Ấn Độ nhưng biên soạn lại theo ngôn ngữ và tinh thần dân tộc giúp trở nên gần gũi và dễ hiểu đối với quần chúng. Ngày nhận bài: 1/2/2018. Ngày sửa bài: 9/3/2018. Ngày nhận đăng: 5/4/2018. Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Mỹ Nhị. Địa chỉ e-mail: mynhi.vass@gmail.com 79 Hà Đan và Hoàng Thị Mỹ Nhị Cùng với Jataka chính thống, 50 Jataka bản địa đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Myanmar, Campuchia, Lào ở phương diện đạo đức, hành vi, ứng xử… Còn ở Việt Nam, thực tế trên cho thấy việc nghiên cứu Jataka ở nước ta chưa nhiều. Một vài nhận định về văn phầm này lúc đầu chỉ xuất hiện ở lời giới thiệu của Thích Minh Châu khi dịch tập truyện này ra tiếng Việt với cách tiếp cận chủ yếu từ tôn giáo học. Sau đó, có xuất hiện thêm vài công trình nghiên cứu nhưng hầu hết là các bài viết lẻ tẻ trong các giáo trình về văn học Đông Nam Á. Bài viết Phương diện kết cấu trong nghệ thuật kể chuyện - thuyết pháp của Jataka của tác giả Phan Thu Hiền [8] trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số tháng 8/2008 có thể coi là bài viết khá công phu về tác phẩm này nhưng cách tiếp cận lại chỉ là một phương diện thuộc về hình thức tác phẩm: đó là kết cấu. Theo tác giả, Jataka có 4 loại kết cấu: kết cấu chuỗi (chain narrative), kết cấu truyện trong truyện), kết cấu đồng hiện đan xen giữa quá khứ và hiện tại (tow - tier story), kết cấu đan xen giữa truyện kể và thi kệ. Như vậy, điểm qua vài nét về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có nghiên cứu nào thật đồ sộ về tập truyện Jataka nói chung và quá trình tiếp biến văn phẩm này ở Đông Nam Á nói riêng. Với những lí do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu ảnh hưởng của Jataka trong đời sống văn học một số nước Đông Nam Á lục địa không những cho chúng ta những hiểu biết về mối quan hệ văn hóa lịch sử Ấn Độ - Đông Nam Á mà còn góp phần bổ sung thêm tư liệu cho các học giả, các nhà nghi ...

Tài liệu được xem nhiều: