John Cage
(1912 - 1992) Sinh tại: Los Angeles, CA, Mỹ Làm việc: Seattle, Mỹ
Là nhà soạn nhạc, nhạc công piano, nhạc sỹ tiền phong, John Cage là một trong những nghệ sỹ hiếm hoi tạo ra được một truyền thống nghệ thuật cho chính bản thân họ. Gắn với triết học và lý thuyết của chủ nghĩa Dada, Vị lai và Phật Thiền, âm nhạc của ông khuyếch đại những khả năng ngẫu nhiên và không đoán trước được của âm thanh, và luôn gây ra các cuộc tranh cãi trong suốt sự nghiệp của mình. Cage đã từng một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
John Cage (1912 - 1992)
John Cage
(1912 - 1992)
Sinh tại: Los Angeles, CA, Mỹ
Làm việc: Seattle, Mỹ
Là nhà soạn nhạc, nhạc công piano, nhạc sỹ tiền phong, John Cage là một
trong những nghệ sỹ hiếm hoi tạo ra được một truyền thống nghệ thuật cho chính
bản thân họ. Gắn với triết học và lý thuyết của chủ nghĩa Dada, Vị lai và Phật
Thiền, âm nhạc của ông khuyếch đại những khả năng ngẫu nhiên và không đoán
trước được của âm thanh, và luôn gây ra các cuộc tranh cãi trong suốt sự nghiệp
của mình.
Cage đã từng một lần nói rằng đóng góp lớn nhất của ông cho âm nhạc
chính là việc đã loại bỏ hòa âm. Trong cuộc truy tìm nhạc cụ không du dương, ông
tập trung vào bộ gõ, thiết lập một dàn nhạc với trống và những dụng cụ tạo âm
thanh truyền thống của Trung hoa và Ấn độ. Những thử nghiệm này cuối cùng đưa
ông đến việc phát triển một loại nhạc cụ mang dấu ấn riêng của ông, prepared
piano, với những bu-lông, ốc vít, muỗng, kim cài áo, hộp thuốc, tay búp bê,
những dải vải nỉ, cao su, nhựa, và da. Bằng việc loại bỏ tất cả các âm thanh có độ
cao chính xác, Cage sản xuất một thứ âm nhạc nguyên tử liên hệ với cung một nửa
với một loạt các tiếng như ping, tiếng đàn gẩy và tiếng thịch thịch. Trong những
album như Music for Amplified Toy Pianos và Water Music, Cage soạn ra
theo những nguyên lý cơ hội mà ông gọi là không xác định hay không thể dự
đoán trước (từ dùng được mượn từ khoa học vật lý lượng tử và thuyết thống kê).
Những sáng tác của ông bao gồm sự im lặng đến phát mệt, sự lặp lại của những
đoạn được hát lên, sự bóp méo âm thanh bằng nhạc cụ điện tử, tiếng chỉnh sóng
radio nhiễu loạn, và những bản nhạc dành cho piano với hành trang của những
hiệu quả âm thanh tạo ra do đập, gõ.
Rốt cuộc, những thử nghiệm này dẫn đến những cộng tác đa phương tiện
vứi những nghệ sỹ tên tuổi như họa sỹ Jasper Johns và nhạc sỹ Lejaren Hiller. Với
Hiller, ông đã sáng tác HPSCHD, một sự tận dụng nhiều những cây đàn clavico,
băng catsette, phim và ánh sáng màu. Những tác phẩm bí ẩn nhất của Cage bao
gồm Roaratorio, một tác phẩm âm nhạc điện tử bao gồm hàng ngàn âm thanh
được mô tả trong Finnegans Wake, và 4'33, một tác phẩm trình diễn trong đó
người nhạc công piano ngồi im lặng 4 phút và 33 giây mà không hề chơi một nốt
nhạc nào.
Alexander Calder
(1898 - 1976)
Sinh tại: Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ
Làm việc: Mỹ
Alexander Calder đã mang chuyển động vào điêu khắc. Với một tinh thần
hài hước khó tin, Calder đã đem sự say mê của ông vào một khối lượng công việc
khổng lồ, gây ảnh hưởng lớn đến nền nghệ thuật, trải từ những bức vẽ với những
đường kẻ đơn giản đến những bức tượng bằng thép to lớn. Công việc của Calder
khiến chúng ta nhớ lại những kỷ niệm tuyệt vời thời thơ ấu như những chuyến du
hành bằng ván trượt vèo qua các hành tinh – tác phẩm của ông hẳn phải chịu ảnh
hưởng từ họa sỹ vẽ hoạt hình Chuck Jones, và The Jetsons thế giới có thể đã
được thiết kể bởi Calder. Ông có mối liên hệ gần gũi với những nhà Siêu thực và
công việc của ông đã là nền tảng của những cuộc tranh luận nghệ thuật xung
quanh điêu khắc của thế kỷ 20.
Sự trưởng thành của Calder bắt đầu với những tác phẩm bằng dây thép đầy
tính sáng tạo đến mức khiến cho mọi người sững sờ -- bởi vì những sợi dây giống
như những đường kẻ, những tác phẩm này vừa là tượng, nhưng lại giống với một
bức vẽ; cùng lúc, chúng được tạo ra những chuyển động nhờ những cơ cấu khéo
léo của Calder. Trong một phim ngắn bằng tiếng Pháp, Calder đóng vai một chủ
trò của một buổi biểu diễn xiếc bao gồm những bức tượng nhỏ bằng dây thép,
giám sát các tiết mục của màn biểu diễn bao gồm những nghệ sỹ nhào lộn, đu trên
những cánh tay bạn diễn, một màn diễn đi trên dây, những chú ngựa và sư tử cùng
với các diễn viên nhào lộn trên dây. Như một màn biểu diễn xiếc vui vẻ và hoàn
hảo về mặt kỹ thuật, dù sao, nó cũng không đạt được hiệu ứng mất định hướng của
những chân dung bằng dây thép của ông, mà, trong một sự kết hợp lạ thường của
không gian một-, hai-, và ba chiều, làm cho con mắt bị rối loạn đồng thời lại rất
vui thích, khiến chúng ta phải đặt vấn đề nghi vấn sự ổn định của hệ thống giác
quan của chúng ta.
Rút cục, Calder trở nên không hài lòng với những tác phẩm dây thép đó của
ông bởi vì, để có được sự chuyển động, ông phải hoặc điều khiển bằng tay, hoặc
lắp đặt ở đó một động cơ. Chuyển động mà phương pháp này tạo ra thường lặp lại,
cứng nhắc và không tự nhiên. Trong quá trình tìm một giải pháp cho vấn đề này,
ông đã phát triển được một hình thức đóng dấu tên mình, đó là sự di chuyển. Với
những hình thức trừu tượng đầy màu sắc treo lơ lửng bằng những hệ thống dây
treo cân bằng được thiết kế kỹ lưỡng, Calder làm được điều mà không một điêu
khắc gia nào làm được trước đó: ông đưa thời gian vào trong một không gian
chính xác, ổn định của nghệ thuật điêu khắc. Và bởi vì chuyển động của những
thành phần di động này là ngẫu nhiên nhờ những cơn g ...