Danh mục

John Stuart Mill và vấn đề giáo dục

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 562.30 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

John Stuart Mill (1806 - 1873) là nhà triết học Anh vĩ đại có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phương Tây thế kỷ XIX và cho đến hiện nay. Sinh thời ông để lại rất nhiều tác phẩm, gây được tiếng vang lớn, những tư tưởng của ông cho đến hiện nay vẫn nhận được những đánh giá tích cực. Trong bài viết này, tác giả muốn làm rõ quá trình giáo dục và tự giáo dục của J.S.Mill khi còn thơ ấu cùng với những quan điểm của ông về vấn đề giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
John Stuart Mill và vấn đề giáo dục144 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi JOHN STUART MILL VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Nguyễn Thị Xiêm1, Trương Công Chính Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: John Stuart Mill (1806 - 1873) là nhà triết học Anh vĩ đại có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng phương Tây thế kỷ XIX và cho đến hiện nay. Sinh thời ông để lại rất nhiều tác phẩm, gây được tiếng vang lớn, những tư tưởng của ông cho đến hiện nay vẫn nhận được những đánh giá tích cực. Trong bài viết này, tác giả muốn làm rõ quá trình giáo dục và tự giáo dục của J.S.Mill khi còn thơ ấu cùng với những quan điểm của ông về vấn đề giáo dục. Từ khóa: J.S.Mill, giáo dục, tự giáo dục.1. GIỚI THIỆU Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, giáo dục là một trong những đối tượng được cácnhà triết học quan tâm và luận bàn. Trong Triết học và giáo dục (Philosophy andEducation) của Benjamin Dumville có khẳng định “các nhà triết gia can thiệp vào giáo dụckhông phải ngẫu nhiên mà do mối liên hệ chặt chẽ giữa triết học và giáo dục”9. Thực tế chothấy những thành tựu mà các nước châu Âu đạt được trong giáo dục là những giá trị đãđược vun xới, chắt lọc từ những trào lưu tư tưởng và được thông qua kiểm nghiệm từ thựctiễn. Do vậy, có thể khẳng định, những quan niệm giáo dục của các nhà triết học đã gópphần tạo ra một diện mạo cho giáo dục châu Âu như ngày hôm nay. Trong số những triếtgia đó, có John Stuart Mill. J.S.Mill sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 tại đường Rodney, vùng Pentonville củaLondon. Cha ông là James Mill - cũng là một nhà triết gia và là nhà hoạt động chính trị nổitiếng của Anh quốc lúc bấy giờ. James Mill có những ý tưởng rất dứt khoát về giáo dục.Ông cho rằng giáo dục phải đào tạo con người có khả năng thực hiện được những mongmuốn của họ mà vẫn đóng góp vào lợi ích và sự tiến bộ của nhân loại. Lúc bấy giờ, hệthống giáo dục của Anh không có khả năng thực hiện chức năng trên. Đó là lý do tại saoJames Mill đã đề ra cho con trai một chương trình học nghiêm khắc do chính ông là ngườidạy. Với chương trình giáo dục của cha, J.S.Mill gần như bị tách khỏi những đứa trẻ cùngtrang lứa khác. Điều này khiến cho J.S.Mill không có những sự quan tâm đến những sở1 Nhận bài ngày 28.11.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 10.12.2015.T¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 145thích của trẻ con. Tuổi thơ của J.S.Mill không có những đồ chơi, những cuốn sách thiếunhi hay những thú vui của trẻ nhỏ. Ông sớm được tiếp xúc với những kiến thức uyên báccủa nhiều môn học ngay từ lúc còn nhỏ. James Mill quyết định rằng chính ông là ngườidạy dỗ con trai mình, cho nên ông đã từ chối cơ hội gửi J.S.Mill tới đại học Cambridge.Tuy không theo bất kỳ trường đại học nào, nhưng nền giáo dục mà J.S.Mill thụ hưởngcũng như tầm trí tuệ của ông được xem là một huyền thoại.2. NỘI DUNG 2.1. Quá trình giáo dục và tự giáo dục của John Stuart Mill Trong cuốn Tự truyện và luận văn (Autobiography and Literary Essays) J.S.Mill cóviết học vấn của ông bắt đầu bằng tiếng Hi Lạp và môn số học từ năm ba tuổi: “Điều duynhất ngoài tiếng Hi Lạp mà tôi được học trong chương trình học của tuổi thơ là môn sốhọc. Điều này cũng do cha tôi dạy” [4, tr.114]. Phương thức giáo dục của James Mill đốivới J.S.Mill cũng rất đặc biệt. Hàng ngày, J.S.Mill cùng cha đi tản bộ buổi sáng và kể chocha những gì đã học từ hôm trước. Và để tốt cho trí nhớ của J.S.Mill, những điều đó đều làtự nguyện chứ không phải là những bài tập theo quy định. Ông đã ghi chú các mảnh giấykhi đọc, và từ đó, trong mỗi buổi sáng, ông đã nói những câu chuyện với cha từ nhữngcuốn sách lịch sử là chủ yếu. Năm sáu tuổi, J.S.Mill đã biên soạn Lịch sử La Mã (Historyof Rome). Trong thời gian này, ông đặc biệt hứng thú với môn lịch sử. Năm tám tuổi, J.S.Mill bắt đầu học tiếng Latinh và đảm nhận việc dạy học các em.Cũng trong thời gian này, J.S.Mill bắt đầu giành sự quan tâm đến văn học Hi Lạp vớitrường ca Iliad. Sau đó, J.S.Mill có một vài công trình nghiên cứu về trường ca Iliad chođến khi cha đưa cho bản dịch bằng tiếng Anh. Đó trở thành một trong những tác phẩmkhiến J.S.Mill say mê, hứng thú nhất trong thời thơ ấu. Cùng với đó, J.S.Mill bắt đầu tìmhiểu hình học Euclid và đại số dưới sự hướng dẫn của cha. Lên mười tuổi, J.S.Mill đã bắt đầu đọc các tác phẩm của Plato và Demosthenes mộtcách dễ dàng. Bên cạnh đó, J.S.Mill cũng bắt đầu làm quen những tác phẩm của nhà viết sửHerodotus, truyện ngụ ngôn của Aesop, cuộc viễn chinh của Xenephon, tác phẩm củaLucian, Diogenes, Laertius, Isocrates. Vào thời gian rảnh rỗi, J.S.Mill thường say sưa đọcvề khoa học tự nhiên và những tiểu thuyết nổi tiếng như Don Quixote và Robinson Crusoe.Không chỉ dành niềm đam mê cho lĩnh vực văn họ ...

Tài liệu được xem nhiều: