Kể chuyện trong lớp học Waldorf Steiner
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 476.91 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kể chuyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trường mầm non Waldorf Steiner. Theo Steiner, tuổi ấu thơ của các bé cần được sống trong thế giới mộng mơ của những câu chuyện thần tiên và sẽ thật tuyệt vời hàng ngày nếu được nghe kể chuyện từ những người yêu thương các bé, yêu thích, say mê chính những câu chuyện này. Những câu chuyện như dòng sữa tinh thần ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ suốt thời ấu thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kể chuyện trong lớp học Waldorf Steiner KỂ CHUYỆN TRONG LỚP HỌC WALDORF STEINER Nguyễn Cẩm Giang Khoa Giáo dục mầm nonTóm tắt Kể chuyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trường mầm non WaldorfSteiner. Theo Steiner, tuổi ấu thơ của các bé cần được sống trong thế giới mộng mơ củanhững câu chuyện thần tiên và sẽ thật tuyệt vời hàng ngày nếu được nghe kể chuyện từnhững người yêu thương các bé, yêu thích, say mê chính những câu chuyện này. Nhữngcâu chuyện như dòng sữa tinh thần ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ suốt thời ấu thơ.Từ khóa: Kể chuyện, phương pháp Waldorf Steiner, chuyện chữa lành.Đặt vấn đề Kể chuyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trường mầm non WaldorfSteiner. Mỗi câu chuyện cô kể cho trẻ nghe là một món quà quý giá cô dành tặng trẻ.Món quà ấy kết nối tâm hồn trẻ với tâm hồn con người, giúp trẻ mở lòng yêu thương,đem đến cảm giác cân bằng, an ổn và tự tin bởi qua những câu chuyện, các bé thấy thếgiới xung quanh mình quả là một nơi thật tốt đẹp. Tâm hồn mộng mơ, trong sáng chưa có nhiều trải nghiệm cá nhân, nhận thức vềthế giới xung quanh ở mức cảm tính… nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôntừ và trí tưởng tượng phong phú trong các câu chuyện kể còn gợi mở trong các em bénhững xúc cảm thẩm mĩ về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí.Thế giới ấy có các vị thần, ông Bụt, bà Tiên nhân hậu với những phép biến hóa diệu kì,những nàng công chúa lộng lẫy, những chàng hoàng tử dũng cảm, thông minh. Trongthế giới ấy, các con vật, cỏ cây, hoa lá luôn hiện hữu một cách sinh động, gần gũi nhưchính cuộc sống của các em. Trẻ thơ vốn sẵn có trí tưởng tượng phong phú nên khi gặpnhững yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các các câu chuyện kể thì trí tưởng tượng càng đượcthăng hoa, trí tuệ được phát triển và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn.Nội dung Trong lớp học Steiner, trẻ được nghe kể chuyện mỗi ngày vào một thời điểm nhấtđịnh tạo thành nhịp điệu (cô kể trước giờ ăn hoặc trước giờ ngủ, trong sinh hoạt hàngngày …). Mỗi câu chuyện được kể lặp đi lặp lại ít nhất là 3 tuần, bởi theo quan niệmcủa Steiner, trẻ học qua sự lặp lại, bắt chước, qua nhịp điệu và chính sự lặp lại đó mớiđủ để cho những hình ảnh đi vào trẻ, sâu tận bên trong. Trẻ có ấn tượng về một câu - 85 -chuyện nào đó, nó sẽ sống mãi trong tâm trí trẻ, trẻ dần hiểu được ý nghĩa câu chuyện,cái Tôi sẽ được hình thành một cách lành mạnh và chắc chắn; ý chí trở nên mạnh mẽ,các em sẽ trở thành người sâu sắc, không hời hợt khi lớn lên... Mỗi câu chuyện như hạtmầm lớn dần lên và trẻ cũng như hạt mầm lớn dần lên. Với cô giáo, mỗi lần kể sẽ có sựtrải nghiệm sâu hơn, nhập tâm hơn. Đặc biệt với câu chuyện cổ tích khi được cất lên, côcũng như được thêm một lần sống lại với tuổi thơ của mình. Joan Almon, tác giả củacuốn sách “Hướng tới sự sáng tạo và nhân văn” từng viết: “Khi tình yêu dành cho cáccâu chuyện cổ tích được nhân đôi với sự thẩm thấu của người kể chuyện đối với các câuchuyện đó, cánh cửa đến với thế giới sống được mở ra, nơi các câu chuyện cổ tích luônthật và sống mãi. Khi kể chuyện, chúng ta cũng được nuôi dưỡng và được trở lại thếgiới này.” Rudolf Steiner cũng miêu tả các câu chuyện cổ tích vô cùng đẹp: “Sâu lắnghơn điều mà con người có thể tưởng tượng là những gì thuần tự nhiên, các câu chuyệndân gian chân thực như một điều kì diệu vượt qua muôn trùng thế kỉ của sự tiến hóa loàingười.” Vì thế, tâm thế của các cô trước khi kể chuyện là phải tin tưởng vào việc mìnhđang làm là đúng, là tốt cho các em bé. Cũng bởi thế, giờ kể chuyện luôn được chuẩn bị một cách cẩn thận, chỉn chu,tinh tế và có phần linh thiêng. Ngọn nến lung linh, ấm áp được thắp lên. Tiếng đànLyre du dương hòa vào lời hát hát dịu dàng, êm đềm của cô. Tấm vải lụa phủ trên bànkể chuyện với những con rối đã được trang trí thật đẹp, thật mơ màng được mở ra,cánh cửa đưa các bé bước vào thế giới thần tiên cũng rộng mở. Cô giáo kiên nhẫn đợicho đến khi trẻ yên lặng, háo hức lắng nghe mới bắt đầu câu chuyện. Gương mặt côluôn tươi tắn, ánh mắt, nụ cười trìu mến, âu yếm, giọng kể êm dịu, uyển chuyển, saysưa và đầy sức sống. Những hình ảnh rõ ràng và sống động về câu chuyện như đanghiển hiện trước các em bé…Khi câu chuyện kết thúc, bản nhạc từ đàn Lyre lại ngânnga, tấm lụa từ từ phủ lại ngọn nến tắt. Tất cả đều được thực hiện một cách khoan thai,chậm rãi, yên lặng. Trẻ đắm tâm hồn mình vào câu chuyện, cảm giác thỏa mãn và bìnhyên và nhẹ nhàng sẵn sàng cho một giấc ngủ ngon… Khi nói đến kể chuyện cho trẻ trong lớp học Steiner, không đơn thuần chỉ là đểgiải trí, nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, ngôn ngữ…cho trẻ mà còn là một cách để giáodục, “chữa lành” (healing: nghĩa gốc là làm cho trở về thể toàn vẹn hoặc cân bằng).“Chữa lành” là chuyển hóa những hành vi không t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kể chuyện trong lớp học Waldorf Steiner KỂ CHUYỆN TRONG LỚP HỌC WALDORF STEINER Nguyễn Cẩm Giang Khoa Giáo dục mầm nonTóm tắt Kể chuyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trường mầm non WaldorfSteiner. Theo Steiner, tuổi ấu thơ của các bé cần được sống trong thế giới mộng mơ củanhững câu chuyện thần tiên và sẽ thật tuyệt vời hàng ngày nếu được nghe kể chuyện từnhững người yêu thương các bé, yêu thích, say mê chính những câu chuyện này. Nhữngcâu chuyện như dòng sữa tinh thần ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ suốt thời ấu thơ.Từ khóa: Kể chuyện, phương pháp Waldorf Steiner, chuyện chữa lành.Đặt vấn đề Kể chuyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trường mầm non WaldorfSteiner. Mỗi câu chuyện cô kể cho trẻ nghe là một món quà quý giá cô dành tặng trẻ.Món quà ấy kết nối tâm hồn trẻ với tâm hồn con người, giúp trẻ mở lòng yêu thương,đem đến cảm giác cân bằng, an ổn và tự tin bởi qua những câu chuyện, các bé thấy thếgiới xung quanh mình quả là một nơi thật tốt đẹp. Tâm hồn mộng mơ, trong sáng chưa có nhiều trải nghiệm cá nhân, nhận thức vềthế giới xung quanh ở mức cảm tính… nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôntừ và trí tưởng tượng phong phú trong các câu chuyện kể còn gợi mở trong các em bénhững xúc cảm thẩm mĩ về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí.Thế giới ấy có các vị thần, ông Bụt, bà Tiên nhân hậu với những phép biến hóa diệu kì,những nàng công chúa lộng lẫy, những chàng hoàng tử dũng cảm, thông minh. Trongthế giới ấy, các con vật, cỏ cây, hoa lá luôn hiện hữu một cách sinh động, gần gũi nhưchính cuộc sống của các em. Trẻ thơ vốn sẵn có trí tưởng tượng phong phú nên khi gặpnhững yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các các câu chuyện kể thì trí tưởng tượng càng đượcthăng hoa, trí tuệ được phát triển và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn.Nội dung Trong lớp học Steiner, trẻ được nghe kể chuyện mỗi ngày vào một thời điểm nhấtđịnh tạo thành nhịp điệu (cô kể trước giờ ăn hoặc trước giờ ngủ, trong sinh hoạt hàngngày …). Mỗi câu chuyện được kể lặp đi lặp lại ít nhất là 3 tuần, bởi theo quan niệmcủa Steiner, trẻ học qua sự lặp lại, bắt chước, qua nhịp điệu và chính sự lặp lại đó mớiđủ để cho những hình ảnh đi vào trẻ, sâu tận bên trong. Trẻ có ấn tượng về một câu - 85 -chuyện nào đó, nó sẽ sống mãi trong tâm trí trẻ, trẻ dần hiểu được ý nghĩa câu chuyện,cái Tôi sẽ được hình thành một cách lành mạnh và chắc chắn; ý chí trở nên mạnh mẽ,các em sẽ trở thành người sâu sắc, không hời hợt khi lớn lên... Mỗi câu chuyện như hạtmầm lớn dần lên và trẻ cũng như hạt mầm lớn dần lên. Với cô giáo, mỗi lần kể sẽ có sựtrải nghiệm sâu hơn, nhập tâm hơn. Đặc biệt với câu chuyện cổ tích khi được cất lên, côcũng như được thêm một lần sống lại với tuổi thơ của mình. Joan Almon, tác giả củacuốn sách “Hướng tới sự sáng tạo và nhân văn” từng viết: “Khi tình yêu dành cho cáccâu chuyện cổ tích được nhân đôi với sự thẩm thấu của người kể chuyện đối với các câuchuyện đó, cánh cửa đến với thế giới sống được mở ra, nơi các câu chuyện cổ tích luônthật và sống mãi. Khi kể chuyện, chúng ta cũng được nuôi dưỡng và được trở lại thếgiới này.” Rudolf Steiner cũng miêu tả các câu chuyện cổ tích vô cùng đẹp: “Sâu lắnghơn điều mà con người có thể tưởng tượng là những gì thuần tự nhiên, các câu chuyệndân gian chân thực như một điều kì diệu vượt qua muôn trùng thế kỉ của sự tiến hóa loàingười.” Vì thế, tâm thế của các cô trước khi kể chuyện là phải tin tưởng vào việc mìnhđang làm là đúng, là tốt cho các em bé. Cũng bởi thế, giờ kể chuyện luôn được chuẩn bị một cách cẩn thận, chỉn chu,tinh tế và có phần linh thiêng. Ngọn nến lung linh, ấm áp được thắp lên. Tiếng đànLyre du dương hòa vào lời hát hát dịu dàng, êm đềm của cô. Tấm vải lụa phủ trên bànkể chuyện với những con rối đã được trang trí thật đẹp, thật mơ màng được mở ra,cánh cửa đưa các bé bước vào thế giới thần tiên cũng rộng mở. Cô giáo kiên nhẫn đợicho đến khi trẻ yên lặng, háo hức lắng nghe mới bắt đầu câu chuyện. Gương mặt côluôn tươi tắn, ánh mắt, nụ cười trìu mến, âu yếm, giọng kể êm dịu, uyển chuyển, saysưa và đầy sức sống. Những hình ảnh rõ ràng và sống động về câu chuyện như đanghiển hiện trước các em bé…Khi câu chuyện kết thúc, bản nhạc từ đàn Lyre lại ngânnga, tấm lụa từ từ phủ lại ngọn nến tắt. Tất cả đều được thực hiện một cách khoan thai,chậm rãi, yên lặng. Trẻ đắm tâm hồn mình vào câu chuyện, cảm giác thỏa mãn và bìnhyên và nhẹ nhàng sẵn sàng cho một giấc ngủ ngon… Khi nói đến kể chuyện cho trẻ trong lớp học Steiner, không đơn thuần chỉ là đểgiải trí, nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, ngôn ngữ…cho trẻ mà còn là một cách để giáodục, “chữa lành” (healing: nghĩa gốc là làm cho trở về thể toàn vẹn hoặc cân bằng).“Chữa lành” là chuyển hóa những hành vi không t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kể chuyện trong lớp học Waldorf Steiner Phương pháp Waldorf Steiner Giáo dục mầm non Phương pháp dạy học mầm non Nuôi dạy trẻGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 946 6 0
-
16 trang 532 3 0
-
2 trang 459 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 284 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 229 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 169 0 0 -
8 trang 161 0 0