Danh mục

Kế hoạch quảng cáo và phát triển thương hiệu Doanh nghiệp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.69 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhìn qua các quảng cáo cho các sản phẩm hoặc dịch vụ "Thương hiệu Việt", dường như những nỗ lực quảng bá vẫn là tập trung sự chú ý, bắt mắt, thú vị chứ chưa thực sự đi vào bản chất của vấn đề là tạo chỗ đứng trong tâm trí khách hàng tiềm năng.Với nhiều Doanh nghiệp Việt, việc "tạo một chỗ đứng trong tâm trí khách hàng" có vẻ không được quan tâm bằng "tạo chỗ đứng trên thị trường". Điều này có lẽ bắt nguồn từ nhận thức coi thị trường là một khu vực địa lý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế hoạch quảng cáo và phát triển thương hiệu Doanh nghiệp Kế hoạch quảng cáo và phát triển thương hiệu Doanh nghiệp Nhìn qua các quảng cáo cho các sản phẩm hoặc dịch vụ Thương hiệuViệt, dường như những nỗ lực quảng bá vẫn là tập trung sự chú ý, bắt mắt, thú vịchứ chưa thực sự đi vào bản chất của vấn đề là tạo chỗ đứng trong tâm trí kháchhàng tiềm năng. Với nhiều Doanh nghiệp Việt, việc tạo một chỗ đứng trong tâm trí kháchhàng có vẻ không được quan tâm bằng tạo chỗ đứng trên thị trường. Điều nàycó lẽ bắt nguồn từ nhận thức coi thị trường là một khu vực địa lý cụ thể với một sốngười tiêu dùng nào đó. Trong khi đó, cách đây khoảng 25 năm, các công ty lớn quốc tế đã coi thịtrường chỉ là một khối nặng cỡ 2 ký, rộng vài chục inch vuông - trí não con người.Và với nhận thức đó, họ không tiếc tiền của nhằm tạo ra những chiến dịch quảngcáo để đưa thương hiệu của mình thâm nhập và cố thủ được trong tâm trí kháchhàng mục tiêu. Chính vì vậy, họ đã phải dùng một vũ khí tối thượng - định vị, tức là mộtquy trình nhằm tạo một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng. Trên thựctế, nhiều thương hiệu quốc tế đã ăn sâu bám rễ trong tâm thức khách hàng ViệtNam, nhất là thế hệ trẻ. Trong khi đó, quảng cáo của các doanh nghiệp trong nước(kể cả một số công ty lớn) vẫn còn nhiều lỗ hổng như: - Chọn phương tiện quảng cáo không thích hợp: nhiều doanh nghiệp kinhdoanh hàng công nghiệp nhắm đến khách hàng là doanh nghiệp khác (B2B) vẫnchạy quảng cáo trên truyền hình trong giờ vàng (giữa Phim). Thực tế khảo sát củaTNS cho thấy, đa phần đối tượng xem phim truyền hình không phải là giới chủ(tức là những đối tượng khách hàng tiềm năng của các Doanh nghiệp B2B). Hơnnữa, hầu hết các Doanh nghiệp Công nghiệp vẫn cho rằng, cứ tham gia tài trợ, ủnghộ các chương trình truyền hình trực tiếp là một phương án PR hiệu quả nhất.(Trong một bài phỏng vấn mới đây, Bà Chi Lan cũng đã khẳng định, trách nhiệmxã hội của Doanh nghiệp không phải là việc tham gia vào việc ủng hộ các quỹtương trợ xã hội, mà trước hết phải là trách nhiệm cung ứng cho xã hội những sảnphẩm hữu ích, có chất lượng và bảo vệ môi trường sống). - Tần suất quảng cáo: Nhiều Doanh nghiệp vẫn thường trực câu trả lời“không có/ không còn tiền để Quảng cáo” – nghĩa là vẫn “làm quảng cáo” theokiểu tự phát, lấy “mỡ nó rán nó”, không hề dựa vào một chiến lược dài hạn. Còntiền thì còn Quảng cáo, hết tiền thì không làm gì cả. Thực tế, khi ta đuối sức hoặcngừng quảng cáo thì đối thủ với tiềm lực tài chính mạnh làm ngược lại, nhờ đó họluôn dẫn điểm khá xa. - Thông điệp quảng cáo: mơ hồ, dài dòng hoặc quá thô sơ. Ví dụ như trêntấm biển lớn chỉ có tên nhãn hiệu và một câu khẩu hiệu trừu tượng gây khó hiểuhoặc hình nền quá màu mè làm loãng hình ảnh thương hiệu trong khi lại có địachỉ và số điện thoại không ai đọc và nhớ nổi khi đang chạy trên đường. Một lờikhuyên rất hay của các Chuyên gia tư vấn là “hãy học theo những Doanh nghiệpthành công trên thương trường” - bạn có thể nhìn cách mà các thương hiệu Quốctế hàng đầu đã làm trên thị trường Việt Nam, và áp dụng những gì phù hợp. - Nội dung: Nội dung Quảng cáo của các Doanh nghiệp Việt thường bịđánh giá là yếu, tản mát và không có mục tiêu rõ ràng, thiếu điểm nhấn và do đó,kém hiệu quả trong việc thâm nhập vào tâm trí khách hàng mục tiêu. Lý do chính của vấn đề này vẫn là, các Doanh nghiệp Việt đã không cóđược một chiến lược phát triển thương hiệu - chiến lược quảng bá đồng bộ, dàihạn, với một thông điệp độc đáo và xuyên suốt. Hầu hết các doanh nghiệp, vì mụctiêu tiết kiệm chi phí, chỉ quan tâm tới việc tìm Nhà cung cấp các hình thức quảngbá, chứ không phải là Một Đại lý Quảng cáo (Advertising Agency). Kết quả là,các chương trình quảng cáo của Doanh nghiệp vẫn có thể đạt hiệu quả trong ngắnhạn (nếu có nhà cung cấp tốt); nhưng không hề có sức mạnh tổng lực trong dàihạn, và vì vậy, thương hiệu của doanh nghiệp vẫn dễ dàng bị knock-out bởi cácđối thủ nhiều kinh nghiệm và có sức mạnh tổng lực. Trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin và thương mại điện tử ngày nay,mỗi ngày, mỗi giờ có hàng ngàn lượng thông tin khác nhau cùng tìm cách thâmnhập vào trí não con người. Vì vậy, để thông điệp và hình ảnh thương hiệu củaDoanh nghiệp có thể “bám rễ vào tâm trí khách hàng mục tiêu” không còn chỉ làmột câu khẩu hiệu; mà nên và cần được xem như là mục tiêu quan trọng nhấttrong hoạt động phát triển thương hiệu của Doanh nghiệp. Để làm được điều này,Doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau: - Thông điệp chuyển tải: Càng ngắn gọn, súc tích và mang tính cá biệt càngdễ được nhận biết. Những từ kiểu “tốt nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất…” khôngđược coi là một thông điệp hiệu quả, vì không mang tính khác biệt. - Hình ảnh: Nếu không đủ chi phí trang trải cho những chiến dịch truyềnthông lớn, với mỗi SKU là một thương hiệu đ ...

Tài liệu được xem nhiều: