Danh mục

Kẻ thù của thận và mắt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.11 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận và làm giảm thị lực. Tuy nhiên còn có những nguyên nhân khác gây suy thận thì thị lực vẫn có nguy cơ bị giảm. Điều nguy hiểm là đái tháo đường và tăng huyết áp không có những triệu chứng rõ rệt nên không được phát hiện sớm, không được chữa trị kịp thời, nên càng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho thận và mắt.Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp đã phá hủy thận và mắt như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kẻ thù của thận và mắt Kẻ thù của thận và mắt Hai bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đếnsuy thận và làm giảm thị lực. Tuy nhiên còn có những nguyên nhân khác gây suythận thì thị lực vẫn có nguy cơ bị giảm. Điều nguy hiểm là đái tháo đường và tănghuyết áp không có những triệu chứng rõ rệt nên không được phát hiện sớm, khôngđược chữa trị kịp thời, nên càng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho thận và mắt. Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp đã phá hủy thận và mắt như thế nào? Bong và rách võng mạc. - Đái tháo đường có thể phá hủy thận, gọi là bệnh thận do đái tháo đường.Lượng đường tích tụ trong cơ thể có thể phá hủy các mạch máu, kể cả các mạchmáu ở thận. Mức đường trong máu càng cao thì lượng máu chảy qua thận càngnhiều, làm các mạch máu vốn đã mảnh nay phải tăng cường hoạt động và gây tănghuyết áp. Thận bị tổn thương sẽ không có khả năng loại bỏ các chất độc hại vànước dư thừa, những chất độc hại này vẫn được giữ trong máu sẽ tích tụ ngày mộtnhiều làm quá trình phá hủy mạnh thêm, hậu quả là thận sẽ bị hỏng hoàn toàn. Vìsuy thận ở bệnh nhân đái tháo đường xuất hiện dần dần, bệnh nhân có thể khôngnhận thấy các triệu chứng, chỉ đến khi thận bắt đầu suy mới nhận ra. - Tăng huyết áp cũng có thể phá hủy thận: Xơ hóa mạch máu thận là mộttrong những nguyên nhân thường gặp của bệnh thận mạn tính tiến triển. Nhiềucông trình nghiên cứu cho thấy mô đệm xơ hóa và angiotensin II đóng vai tròtrung tâm trong bệnh thận. Nếu kích hoạt hệ rennin-angiotensin-aldosteron sẽ gâynên tăng huyết áp hệ thống và tăng áp lực trong cầu thận làm ảnh hưởng huyếtđộng tới nội mạc mạch máu và tiểu cầu thận. Angiotensin II có vai trò đa dạng vàảnh hưởng của cơ chế tác dụng ngược gây viêm và xơ hóa nhu mô thận. Trườnghợp tăng huyết áp do đái tháo đường cần kiểm tra microalbumin niệu. Những bệnhnhân suy thận giai đoạn cuối do tăng huyết áp thường dẫn đến phì đại thất trái vàbị bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim. Thận suy lại làm tăng huyết áp. Khi huyết áptăng cao sẽ phá hủy các mạch máu ở trong thận, thận không thể loại bỏ các chấtđộc hại và nước dư thừa nữa, lượng nước dư thừa lại làm cho huyết áp có thể tăngcao hơn nữa. Nếu thận sản xuất ra quá nhiều enzym, renin, huyết áp sẽ tiếp tụctăng cao. Dần dần, huyết áp cao sẽ làm cho các mạch máu trong thận trở nên nhỏhơn và yếu đi, làm cho lượng máu cung cấp đến thận giảm và chức năng thận cũnggiảm theo, hậu quả cuối cùng dẫn đến suy thận. Như vậy, đồng thời với suy thận làquá trình giảm thị lực. Mặt khác, bệnh thận cũng làm tăng huyết áp và giảm thịlực. Những bệnh về mắt phổ biến ở bệnh nhân suy thận là: bệnh về võng mạc,bệnh đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Bệnh võng mạc Bệnh tăng huyết áp và tiểu đường làm cho những mạch máu nhỏ trong mắtbị tổn thương gây nên bệnh võng mạc. Khi nguyên nhân gây bệnh do đái tháođường, thì gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường. Đái tháo đường làm mức đườnghuyết tăng cao, mức đường huyết cao có thể phá hủy những mạch máu nhỏ trongthận và trong mắt. Tăng huyết áp làm căng quá mức thành mạch máu, dẫn đến bịđứt hoặc vỡ thành mạch. Hai bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường đều gây tổnthương võng mạc một cách âm thầm, bệnh nhân thường không cảm thấy các triệuchứng và chỉ biết khi đã bị tổn thương. Khi những mạch máu của võng mạc bị tổnthương, chúng trở nên yếu và có thể bị vỡ làm cho máu sẽ rò rỉ vào thủy tinh thểdẫn đến thủy tinh thể bị mờ đục và chặn ánh sáng nhận từ võng mạc. Tuy nhữngmạch máu bị phá hủy sẽ được thay thế bởi các mạch máu mới, nhưng các mạchmáu mới cũng lại quá yếu và có thể bị vỡ. Do càng nhiều máu rò rỉ vào thủy tinhthể, nên càng ít ánh sáng đến được võng mạc. Có khi những tổn thương mạchmáu này đã thành sẹo, các mô sẹo này có thể rơi vào tròng đen của mắt, mang theocả võng mạc, gọi là bong võng mạc. Nếu đã bong võng mạc thì thị lực giảm rấtnhiều, thậm chí có thể bị mù. Đục thủy tinh thể Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể rất cao, do mứcđường huyết cao phản ứng với protein trong mắt và tạo thành một sản phẩm phụ ởtrong thủy tinh thể và gây đục thủy tinh thể. Tăng nhãn áp Tăng huyết áp đồng thời cũng tăng nhãn áp. Khi nhãn áp tăng cao, thầnkinh thị giác có thể bị phá hủy dẫn đến mất một phần hoặc hoàn toàn thị lực. Tăngnhãn áp là do thủy dịch không thoát ra bình thường gây áp lực tác động lên mạchmáu làm giảm sự cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho thần kinh thị giác, dần dần cácdây thần kinh thị giác bị phá hủy gây mất thị lực. Cần làm gì để phòng và phát hiện bệnh sớm? Nên khám và kiểm tra mắt định kỳ, đối với bệnh nhân đái tháo đường nênđi khám mắt 6 tháng một lần. Khám kiểm tra mức đường huyết hay huyết áp ởmức bình thường. Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều,tập thể dục đều đặn và ăn kiêng theo bệnh. Nếu thấy có biểu hiện bất thường như:nhìn mờ, nhìn một thành hai hay nhìn có bóng; thấy đau ở một hay cả 2 mắt, ánhsáng nhấp nháy, hoa mắt, thấy các điểm đen nên đi khám bệnh ngay để được chẩnđoán và điều trị kịp thời. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: