Danh mục

Kế toán chênh lệch các quyết định ngắn hạn

Số trang: 69      Loại file: doc      Dung lượng: 605.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (69 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong kế toán quản trị đã trình bày việc đo lường chi phí đầy đủ, đó là một dạng cấu trúc chi phí. Trong chương này chúng tôi đưa ra một dạng cấu trúc chi phí cơ bản thứ hai được gọi là chi phí chênh lệch. Một số người gặp khó khăn trong việc lĩnh hội tư tưởng là có nhiều loại cấu trúc chi phí. Họ nói rằng “khi tôi trả 280 đôla cho công ty để lấy một chiếc bàn thì rõ ràng chi phí cho cái bàn của tôi là 280 đôla. Làm thế nào số......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế toán chênh lệch các quyết định ngắn hạn KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH CÁC QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN Chương này bắt đầu giới thiệu cấu trúc thông tin thứ hai về kế toán quản lý - kế toán chênh lệch. Khái niệm về chi phí chênh lệch (cũng như các khoản thu nhập chênh lệch) được trình bày tương phản với khái niệm về chi phí đầy đủ. Việc sử dụng kế toán chênh lệch trong phân tích một số vấn đề thuộc phạm vi thời gian tương đối ngắn, sẽ được mô tả ở đây. Những vấn đề này còn được gọi là các vấn đề lựa chọn thay thế, do nhà quản lý nghiên cứu các tình huống để chọn ra một trong số nhiều phương án hành động tốt nhất có thể thay thế cho nhau. Các vấn đề lựa chọn thay thế có tính đến những phạm vi thời gian dài hơn sẽ được giới thiệu ở một chuyên đề khác. Khái niệm về chênh lệch Cấu trúc chi phí cho những mục đích khác nhau Trong kế toán quản trị đã trình bày việc đo lường chi phí đầy đủ, đó là một dạng cấu trúc chi phí. Trong chương này chúng tôi đưa ra một dạng cấu trúc chi phí cơ bản thứ hai được gọi là chi phí chênh lệch. Một số người gặp khó khăn trong việc lĩnh hội tư tưởng là có nhiều loại cấu trúc chi phí. Họ nói rằng “khi tôi trả 280 đôla cho công ty để lấy một chiếc bàn thì rõ ràng chi phí cho cái bàn của tôi là 280 đôla. Làm thế nào số chi phí đó có thể khác đi được”. Do vậy, có thể đưa ra ba nhận xét sau: (1) chi phí chắc chắn là có nhiều nghĩa; (2) các trường hợp chênh lệch trong cấu trúc chi phí liên quan đến mục đích sử dụng thông tin chi phí; (3) khi những trường hợp chênh lệch này chưa được hiểu rõ thì có thể có những sai lầm nghiêm trọng. Để minh hoạ cho những nhận xét này chúng ta hãy xem xét tình huống sau đây: Ví dụ: Một công ty sản xuất và bán bàn làm việc. Theo các báo cáo kế toán chí phí của công ty này, chi phí đầy đủ cho việc sản xuất và Marketing một chiếc bàn là 300$. Giả thiết một khách hàng muốn mua chiếc bàn đó với giá là 280$: Nếu công ty chỉ căn cứ vào chi phí tương ứng duy nhất của chiếc bàn là 300$ thì chắc chắn công ty sẽ không chấp nhận khách hàng này. Tiền thu vào của công ty chỉ được 280$, trong khi chi phí lại là 300$. Do vậy ban giám đốc sẽ kết luận rằng công ty bị tổn thất 20$ khi chấp nhận với giá bán này. Tuy nhiên cũng có thể là chi phí vốn tính riêng cho việc sản xuất và bán chiếc bàn này - gỗ và các vật tư khác, tiền công cho những người thợ làm ra chiếc bàn, tiền hoa hồng cho người bán hàng - sẽ chỉ là 225$. Các khoản mục chi phí khác tạo nên chi phí đầy đủ 300$ là những khoản mục chi phí không được phản ảnh riêng trong trường hợp này. Do vậy ban giám đốc có thể chấp nhận hoá đơn này với giá 280$. Khi đó tổng chi phí của công ty sẽ tăng thêm 225$, tổng thu nhập của công ty tăng 280$ và tổng lợi nhuận của công ty tăng thêm là 55$. Do đó công ty sẽ được lợi nhiều hơn 55$ nhờ vào việc chấp nhận khách hàng hơn à từ chối họ. Rõ ràng là sẽ có sai lầm trong vấn đề này nếu ban giám đốc chỉ dựa vào thông tin của chi phí đầy đủ. Trong ví dụ trên chúng ta đã sử dụng cả hai kết quả tính toán chi phí là 300$ và 225$ cho sản phẩm là chiếc bàn. Những con số này thể hiện hai dạng cấu trúc chi phí. Mỗi cẩu trúc được sử dụng cho một mục đích riêng: 300$ là kết quả đo lường chi phí đầy đủ của sản phẩm chúng, còn 225$ là một dạng cấu trúc chi phí khác và nó được sử dụng cho những mục đích khác. Một trong những mục đích đó là để quyết định trong những tình huống nhất định có nên bán sản phẩm thấp hơn chi phí đầy đủ hay không. Dạng cấu trúc chi phi này là chi phí chênh lệch. Chi phí chênh lệch và thu nhập chênh lệch Nói một cách chuẩn mực hơn, chi phí chênh lệch là những khoản chi phí khác biệt trong những điều kiện nhất định, ở những điều kiện khác nhau, chi phí chênh lệch sẽ không bằng nhau [Chi phí chênh lệch còn được gọi là chi phí tương xứng. Thuật ngữ này không mang tính chất mô tả vì tất cả các dạng cấu trúc chi phí đều tương xứng cho những mục đích nhất định]. Chi phí chênh lệch thường liên quan đến một tình huống riêng. Trong ví dụ trên, chi phí chênh lệch của chiếc bàn là 225$.Trong những điều kiện khác, ví dụ vài ngày sau đó, cũng với vấn đề này nhưng chi phí chênh lệch sẽ không phải là 225$. Chi phí chênh lệch đối với người mua chiếc bàn đã là 280$: người mua phải chịu chi phí 280$, mà chi phí này đáng lẽ không có nếu như chiếc bàn không được mua. Khái niệm chi phí chênh lệch cũng được dùng cho thu nhập. Thu nhập chênh lệch là những khoản thu nhập khác biệt nhau trong những điều kiện khác nhau. Trong ví dụ về chiếc bàn, thu nhập chênh lệch của người sản xuất chiếc bàn là 280$ nếu như người sản xuất chấp nhận khách hàng đó và thu nhập của người sản xuất sẽ không phải là 280$ nếu như người đó không chấp nhận khách hàng này. Sự tương phản so với chi phí đầy đủ Có ba điểm khác nhau cơ bản giữa chi phí đầy đủ và chi phí chênh lệch. 1. Bản chất của chi phí. Chi phí đầy đủ của một sản phẩm hoặc một đối tượng chịu chi phí là tổng các chi phí trực tiếp của nó cộng với phần chi phí gián tiếp được sử dụng hợp lý. Chi phí chênh lệch chỉ tính đến những yếu tố chi phí sẽ khác biệt trong một tập hợp những điều kiện nhất định. Đó là điểm khác nhau cơ bản giữa chi phí đầy đủ và chi phí chênh lệch. Trong ví dụ về chiếc bàn nói trên, sản lượng của người sản xuất bàn sẽ tăng thêm một chiếc bàn nếu như người sản xuất chấp nhận khách hàng so với trường hợp người sản xuất không chấp nhận bán chiếc bàn ấy. Do vậy đề nghị mua hàng đang được xem xét có tác động đến cả sản lượng và chi phí. Đó là một trường hợp có nhiều vấn đề liên quan đến chi phí chênh lệch. Vì vậy, sự hiểu biết toàn diện thông qua các khái niệm về chi phí đã được trình bày ở trong kế toán quản trị là tiền đề phân tích nhiều vấn đề của kế toán chênh lệch. 2. Nguồn số liệu. Thông tin về chi phí đầy đủ thu nhận trực tiếp từ hệ thống kế toán chi phí của công ty. Hệ thống này được lập ra để tính toán và báo cáo các chi phí đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: