Danh mục

Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp_c7

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 504.47 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu kế toán hành chính sự nghiệp_c7, tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp_c7Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp Đại Học Lạc Hồng Chương VII PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH Mục tiêu chung: • Giúp cho người học nắm vững nội dung các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước • Trang bị kiến thức cho người học về phương pháp lập các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước áp dụng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, như: 1. Bảng cân đối tài khoản 2. Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng 3. Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động 4. Báo cáo chi tiết kinh phí dự án 5. Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN 6. Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN 7. Báo cáo thu- chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh 8. Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ 9. Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang 10. Thuyết minh báo cáo tài chính I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải bảo đảm sự trungthực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, thu, chi và sử dụngcác nguồn kinh phí của đơn vị. Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải căn cứ vào số liệusau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được lậpđúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được người lập, kế toántrưởng và Thủ trưởng đơn vị ký, đãng dấu trước khi nộp hoặc công khai. Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinhphí ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm . Báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sáchđược lập vào cuối kỳ kế toán năm; - Các đơn vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lậpbáo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động; II. PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN 1. Mục đích Bảng cân đối tài khoản là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát số hiệncó đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và số cuối kỳ về kinh phí và sử dụng kinh phí , tìnhhình tài sản và nguồn hình thành tài sản , kết quả hoạt động sự nghiệp và hoạt độngkinh doanh của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuốikỳ báo cáo. 2. Kết cấu của bảng cân đối tài khoảnGiảng viên: Thạc sỹ Nguyễn Thế Khang 1Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp Đại Học Lạc Hồng Bảng cân đối tài khoản được chia thành các cột với các chỉ tiêu, gồm: - Số hiệu tài khoản - Tên tài khoản kế toán - Số dư đầu kỳ (Nợ, Có) - Số phát sinh kỳ này (Nợ, Có) - Số phát sinh lũy kế từ đầu năm (Nợ, Có) - Số dư cuối kỳ (Nợ, Có) 3. Cơ sở lập báo cáo Bảng cân đối kế toán - Nguồn số liệu để lập bảng lấy từ số liệu dòng khóa sổ trên Sổ Cái (hoặc Nhật kýSổ cái) và các sổ chi tiết tài khoản. - Bảng cân đối tài khoản kỳ trước $. Nội dung và phương pháp lập - Các cột số dư đầu kỳ, cuối kỳ được lấy từ số dư các tài khoản - Các cột số phát sinh được lấy từ số phát sinh từ các tài khoản theo từng kỳ báocáo và lũy kế từ đầu năm. Chú ý: + Đối với báo cáo Quí 1 hàng năm thì số liệu ở cột số 3 = cột số 5; cột 4 = cột 6. + Số liệu cột 5 của báo cáo kỳ này = số liệu cột 5 kỳ trước + số liệu cột 3 kỳ này + Số liệu cột 6 của báo cáo kỳ này = số liệu cột 6 kỳ trước + số liệu cột 4 kỳ này + Số liệu cột 7, 8 cuối kỳ được xác định = số dư đầu kỳ (cột 1,2) cộng (+), trừ (-)số phát sinh trong kỳ này (cột 3, 4) + Tổng số dư Nợ = tổng số dư Có của cùng thời điểm cùng kỳ + Tổng số phát sinh Nợ = tổng số phát sinh Có của các tài khoảnGiảng viên: Thạc sỹ Nguyễn Thế Khang 2Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp Đại Học Lạc Hồng Ví dụ BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Quí .IV...năm X Đơn vị tính:........Triệu đồng SỐ PHÁT SINH SỐ DƯ S Ố DƯ Số TÊN TÀI Luỹ kế từ đầu ĐẦU KỲ CUỐI KỲhiệu Kỳ này KHOẢN nămTK Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có A B 1 2 3 4 5 6 7 8 A - Các TK trong Bảng 111 Tiền mặt - 895 895 1.995 1.995 - 112 Tiền gửi - 125 125 125 125 - 211 TSCĐHH 4.995 145 - 145 - 5.140 214 Hao mòn 400 - 100 - 100 500 332 P,nộp theo lương - 115 115 260 260 - 334 Phải trả viên chức - 455 455 1.485 1.485 - 342 Thanh toán nội bộ ...

Tài liệu được xem nhiều: