Danh mục

Kế toán quản trị - Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiểm soát và tiết kiệm chi phí là một yêu cầu cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích tình hình biến động của chi phí có thể xác định được các khả năng tiềm tàng, các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến sự tăng, giảm chi phí thực tế so với kế hoạch đặt ra trước đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế toán quản trị - Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức BÀI 5: KIỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC Giới thiệu Kiểm soát và tiết kiệm chi phí là một yêu  cầu cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích tình hình biến động của chi phí có thể xác định được các khả năng tiềm tàng, các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến sự tăng, giảm chi phí thực tế so với kế hoạch đặt ra trước đó. Trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu các  công cụ được sử dụng bởi các nhân viên kế toán để trợ giúp các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí và biến động giữa chi phí thực tế và chi phí định mức. Nội dung Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học viên sẽ: Nội dung chi phí định mức.  Phân tích biến động chi phí.  Hiểu khái niệm chi phí định mức, mục  đích xây dựng chi phí định mức, phân Kiểm soát biến động chi phí.  biệt chi phí định mức và dự toán. Phân biệt hệ thống chi phí định mức với  Biết áp dụng để xác định một số loại chi hệ thống chi phí thực tế.  phí định mức (định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp...). Thời lượng học Nắm được các công thức xác định biến  9 tiết  động chi phí để phân tích biến động. Nắm được các yếu tố tác động đến việc  kiểm soát chi phí, phân tích nguyên nhân và xác định trách nhiệm đối với biến động chi phí. 101 ACC304_Bai 5_v1.0010110228 Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống dẫn nhập Bạn là nhân viên phòng hành chính của Công ty Hưng Thịnh. Nhân dịp cuối năm, Ban giám đốc quyết định tổ chức liên hoan cuối năm cho toàn thể nhân viên trong công ty. Bạn được giao mua đồ uống cho bữa tiệc kết thúc cuối năm của công ty. Ngân sách của bạn dự kiến là 3 triệu, nhưng bạn đã mua hết 3,5 triệu. Bạn cần phải đảm bảo chi theo đúng dự kiến của bạn. Câu hỏi Là kế toán quản trị của công ty, bạn cần phải giải thích tại sao lại chi hơn 3 triệu cho việc mua đồ uống này và bạn sẽ phải làm gì? 102 ACC304_Bai 5_v1.0010110228 Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức 5.1. Chi phí định mức 5.1.1. Khái niệm  Chi phí định mức hay còn gọi là chi phí tiêu chuẩn (standard cost) là sự ước lượng chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Chi phí định mức được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất (chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, và chi phí sản xuất chung) dựa trên lượng định mức (ví dụ như số giờ lao động, số lượng nguyên liệu,… cần để sản xuất một đơn vị sản phẩm) và giá định mức của mỗi nhân tố đầu vào (ví dụ: Giá ước tính cho 1kg nguyên liệu, mức lương ước tính cho 1 giờ lao động, v.v…). Ví dụ: một sản phẩm A cần 0,5 kg nguyên liệu trực tiếp để sản xuất và giá mua 1 kg nguyên liệu là 10.000 đồng. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 5.000 đồng/sản phẩm (0,5 × 10.000). Dựa vào chi phí định mức, nhân viên kế toán quản trị sẽ xác định dự toán chi phí sản xuất (dựa trên mức hoạt động dự kiến) và sử dụng nó làm “chuẩn mực” để đối chiếu với chi phí thực tế.  Chi phí thực tế (actual cost) là chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất, được nhân viên kế toán quản trị thu thập từ hệ thống kế toán của tổ chức.  Biến động c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: