Danh mục

Kế tóan quản trị trong kiểm sóat chất lượng tòan diện - Vấn đề cần quan tâm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.69 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kế tóan quản trị trong kiểm sóat chất lượng tòan diện - Vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam (P1)Tháng 11/2006, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã tạo cho doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước dễ dàng hơn. Một trong những yêu cầu gắt gao của thị trường tiêu dùng các nước này đối với hàng hóa chính là các tổ chức sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn Quốc tế về chất lượng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế tóan quản trị trong kiểm sóat chất lượng tòan diện - Vấn đề cần quan tâm Kế tóan quản trị trong kiểm sóat chất lượng tòan diện - Vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam (P1) Tháng 11/2006, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã tạo chodoanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước dễ dànghơn. Một trong những yêu cầu gắt gao của thị trường tiêu dùng các nước này đối với hàng hóachính là các tổ chức sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn Quốc tế về chất lượng sảnphẩm, dịch vụ. Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp. Vìvậy, các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động như các ngành dệt may, giày dép (thế mạnhxuất khẩu của Việt Nam) muốn đứng vững trên thị trường buộc phải quan tâm đến vấn đề chấtlượng, cải tiến chất lượng toàn diện, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu đángkể mức tồn kho cần thiết. Từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt với mức giá hợp lý, nângcao sức cạnh tranh của hàng hóa doanh nghiệp. Muốn vậy, bên cạnh những chính sách, chiếnlược về chất lượng, các doanh nghiệp cần vận dụng kế toán quản trị vào việc kiểm soát chất tạicác doanh nghiệp nhằm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá, theo dõi kết quả chất lượng tạidoanh nghiệp. Thông thường người ta hay phạm sai lầm là cho rằng chất lượng không thể đo được,không thể nắm bắt được một cách rõ ràng. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy bất lựctrước các vấn đề về chất lượng. Trong thực tế, chất lượng có thể đo, lượng hóa bằng tiền: đó làtoàn bộ các chi phí nảy sinh do sử dụng không hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp cũng nhưnhững thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn. Chất lượng còn tính đến cả các chi phíđầu tư để đạt mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp nữa. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểmtra được vấn đề chất lượng tại doanh nghiệp mình. Khái niệm về kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control – TQC): Thuật ngữ kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control – TQC) được ArmandV. Feigenbaun định nghĩa: “Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhấtthể hóa các nổ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trongmột tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành mộtcách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng.” Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong doanh nghiệp vàocác quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đatrong sản xuất, dịch vụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Mục tiêu của kiểm soát chất lượng toàn diện: tiêu chuẩn chất lượng duy nhất được chấpnhận là Zéro đối với sản phẩm không đạt chất lượng ở đầu ra (mục tiêu phấn đầu của hệ thốngTQC). Trong thực tế, từ công nhân đến giám đốc xí nghiệp, ai cũng muốn kiểm tra chất lượng,vì có kiểm tra mới đảm bảo được chất lượng. Nhưng không phải mọi người trong sản xuất kinhdoanh đều muốn nâng cao chất lượng, vì việc này cần có chi phí. Vì vậy, người ta quan tâmnhiều hơn đến mặt kinh tế của chất lượng nhằm tối ưu hóa chi phí chất lượng để đạt được cácmục tiêu tài chính cho doanh nghiệp. Kiểm soát chất lượng mà không mang lại lợi ích kinh tế thìkhông phải là kiểm soát chất lượng, mà là sự thất bại trong sản xuất kinh doanh. Để có thể làm được điều này, một tổ chức, một doanh nghiệp phải huy động mọi nguồnlực của nó, nghĩa là phải kiểm soát chất lượng toàn diện. Trong kiểm soát chất lượng toàn diện,người ta không chỉ loại bỏ những sản phẩm không phù hợp mà còn phải tìm cách giảm tới mứcthấp nhất các khuyết tật và phòng ngừa không để xảy ra các khuyết tật. Kiểm tra chất lượngtrong kiểm soát chất lượng toàn diện còn để chứng minh với khách hàng về hệ thống quản lý củadoanh nghiệp để làm tăng uy tín về chất lượng của sản phẩm. Kiểm tra chất lượng trong kiểmsoát chất lượng toàn diện còn mở rộng ra ở nhà cung ứng nguyên vật liệu nhập vào và ở nhàphân phối đối với sản phẩm bán ra. Các quan điểm tiếp cận về chất lượng: Ø Cách tiếp cận truyền thống về chất lượng: Khi công nghiệp phát triển, lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều và sản xuất đượctổ chức theo nhiều công đoạn khác nhau theo kiểu dây chuyền, người trực tiếp sản xuất khôngbiết được người tiêu dùng sản phẩm của họ là ai và nên rất dễ xảy ra tư tưởng làm dối. Theo quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp trước đây cho rằng: Một phương phápphổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định là bằng cách kiểm tra cácsản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sang lọc và loại ra bất cứ một bộ phận nào không đảm bảotiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật. Đồng thời họ cho rằng sản phẩm không đạt chất lượng là dolỗi của người công nhân, đặc biệt là những công nhân gắn liền với quá tr ...

Tài liệu được xem nhiều: