Danh mục

Kendo, tinh thần thép cho mọi lứa tuổi

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.59 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người ta kể rằng, khi gặp quân thù, kiếm sĩ Kendo chỉ lướt tới, rút kiếm ra nửa chừng bao kiếm, thì kẻ thù đã lìa đầu. Các huyền thoại như thế làm cho Kendo trở thành một môn võ hết sức được xem trọng. Qúa trình phát triển nhiều thăng trầm…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kendo, tinh thần thép cho mọi lứa tuổi Kendo, tinh thần thép cho mọi lứa tuổiNgười ta kể rằng, khi gặp quân thù, kiếm sĩ Kendo chỉ lướt tới, rút kiếm ranửa chừng bao kiếm, thì kẻ thù đã lìa đầu. Các huyền thoại như thế làm choKendo trở thành một môn võ hết sức được xem trọng.Qúa trình phát triển nhiều thăng trầm…Phát triển ở Hà Nội như một môn thể thao mới nhưng lịch sử của Kendo (hay còngọi là kiếm đạo) kéo dài tới hơn 1.000 năm, từ khoảng năm 940 thời Heian củaNhật Bản. Kiếm đạo từng trở thành môn bắt buộc đối với các giới chức có quyềncao trong xã hội Nhật Bản. Ngay trong thời kỳ chiến tranh, mỗi sĩ quan trong quânđội Nhật đều phải có đẳng cấp về kiếm đạo.Khi Thế chiến 2 kết thúc, lực lượng chiếm đóng cấm kendo vì cho rằng môn võnày được sử dụng trước chiến tranh để thúc đẩy chủ nghĩa quân phiệt. Nh ưng saukhi thời gian chiếm đóng kết thúc vào năm 1952, Liên đoàn Kendo toàn Nhật Bản(Zen Nihon Kendo Remmei) ra đời, và vào năm 1957, việc luyện tập kendo lạiđược áp dụng trong trường phổ thông của Nhật Bản.Vũ khí trong kendo là mộtchiếc kiếm rỗng dài hình ống, làm bằng 4 thanh tre. Một đầu kiếm có tay cầmbằng da, mũi kiếm được chụp một mảnh da và buộc bằng dây lụa hoặc dây ni-lông. Chiều dài của kiếm khác nhau tùy theo lứa tuổi. Các võ sĩ sử dụng một chiếcmặt nạ bảo vệ gọi là men và tấm che ngực gọi là do. Ngoài ra còn có các tấm tarebảo vệ đùi và găng kote bảo vệ tay.Việc luyện tập dựa trên nhiều thế và đòn tấn công cũng như phòng thủ, gọi làwaza. Cơ bản nhất là thế đứng, cách di chuyển chân, đòn chém, đâm, nhử và đỡ.Kendo ngày nay chia thành 10 đẳng. Liên đoàn Kendo quốc tế, thành lập năm1970, là tổ chức giám sát các giải kendo quốc tếTheo các chuyên gia Kiếm đạo Nhật Bản, Kendo kết hợp cả kỹ thuật đấu kiếmđiêu luyện lẫn tư tưởng đạo Khổng thấm nhuần trong từng đường kiếm. Hai yếu tốcơ bản: Kiếm (Ken) và Đạo (Do) rèn luyện cho con người kỹ thuật đấu kiếm lẫn tưtưởng của đạo Khổng. Dùng kiếm để học đạo và tư tưởng của đạo thể hiện trongđường kiếm. Tập Kendo không chỉ rèn luyện thân thể mà còn rèn luyện tính trungthực, lòng can đảm và khiến cho tinh thần minh mẫn nhờ tư tưởng “Thiền” trongmỗi đường kiếm.Trong mục đích của Kendo, mỗi kiếm sĩ đều phải trung thành tuyệt đối với Tổquốc vì vậy trước mỗi buổi tập các võ sinh đều phải xếp hàng quỳ lạy Quốc kỳ củanước mình. Đây cũng chính là một trong những vẻ đẹp của Kendo. Ngay khi giaođấu, các kiếm sĩ khi tấn công vào điểm yếu của đối phương phải báo cho đốiphương biết điểm mình tấn công bằng tiếng thét. Kiếm sư Isao Morikawa cho biết“Kendo chiến đấu phải báo trước cho đối phương biết vì Kendo chiến thắng bằngnhân cách. Đó là tinh thần mà Kendo hướng tới và cũng chính là vẻ đẹp cuốn hútcủa Kendo”. Hiện nay, Kendo có tới hơn 10 triệu người tập luyện và đã phát triểnở rất nhiều nước ngoài Nhật Bản như Hàn Quốc, Canada, Mỹ, Thái Lan…Kendo phát triển tại Việt NamVõ sư Isao Morikawa đến Hà Nội năm 1999 khi làm Tổng giám đốc một dự áncủa Nhật Bản tại Việt Nam. Ông là một kiếm sư 6 đẳng được truyền thụ trực tiếptheo phương thức một thầy một trò từ đại võ sư Mutsuno Nakano (1912-1990), đạttới 9 đẳng Kendo lừng danh Nhật Bản trong thế kỷ 20. Khi đến Việt Nam, võ sưIsao Morikawa mang theo một vài thanh kiếm tre (Shinai) và áo giáp (Bogu) để ônluyện những đường kiếm đã đi vào máu thịt của mình. Sau đó, ông đã truyền dạyKendo cho con em người Nhật đang sinh sống tại Hà Nội và số ít võ sư người ViệtNam đang hoạt động ở một số môn võ khác như võ cổ truyền, Aikido…Từ đó, bộ môn Kendo được Sở Thể dục – Thể thao Hà Nội cho phép hoạt động,nhưng thời gian đầu chỉ tiếp nhận con em những người Nhật Bản đang sinh sốngtại Hà Nội. Từ năm 2002 bộ môn mới chính thức mở rộng tuyển các võ sinh ngườiViệt tại Hà Nội. Người tập Kendo cần phải có một thanh kiếm tre (Shinai) đượcnhập trực tiếp từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Võ phục của Kendo gồm áo (Kendo-gi) và váy (Hakama).Nhiều học viên sau một thời gian tập Kendo nhận thấy tinh thần của mình minhmẫn hơn hẳn, hiệu quả làm việc thường ngày tăng lên do khả năng tập trung tưtưởng tốt hơn. Hơn nữa, kiếm đạo lại thích hợp với mọi lứa tuổi, không giống mộtsố môn võ khác sẽ phải hạn chế tập luyện khi tuổi cao. Tinh thần của đạo Khổngkhiến cho Kendo trở thành triết học cho mọi lứa tuổi. Nhiều kiếm sĩ Nhật Bản rènluyện Kendo từ nhỏ đến năm 80 tuổi vẫn nhận ra nhiều điều mà Kendo mang lại.Trẻ em cũng có thể học KendoNăm 2009, CLB Kendo Việt Nam chính thức có giấy phép thành lập với các chinhánh tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đang trong quá trình xây dựng.Phong trào Kendo càng có điều kiện để phát triển, võ sinh với nhiều thành phần vàlứa tuổi khác nhau đã đến và tham gia tập luyện với chung niềm đam mê học hỏiKiếm đạo, cũng như tìm hiểu một tinh hoa văn hóa xứ Phù Tang. ...

Tài liệu được xem nhiều: