Danh mục

Keo dán tích hợp cao su EVA trên cơ sở polyetylenvinylaxetat dùng cho công nghiệp giầy, dép

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.30 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày một số kết quả nghiên cứu chế tạo keo dán dạng màng trên cơ sở nhựa polyvinylaxetat dùng dán phôi đế cao su và EVA. Khả năng kết dính của màng được đánh giá thông qua độ bền kéo bóc, kết quả cho thấy khi kết hợp cùng cao su thiên nhiên SVR 3L, keo có độ bền bóc tốt nhất đạt 5,64 N/mm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Keo dán tích hợp cao su EVA trên cơ sở polyetylenvinylaxetat dùng cho công nghiệp giầy, dépHóa học & Kỹ thuật môi trường KEO DÁN TÍCH HỢP CAO SU-EVA TRÊN CƠ SỞ POLYETYLEN- VINYLAXETAT DÙNG CHO CÔNG NGHIỆP GIẦY, DÉP Chu Chiến Hữu1, Phan Thị Thanh Xuân2, Ngô Văn Hoành1, Hồ Ngọc Minh1* Tóm tắt: Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu chế tạo keo dán dạng màng trên cơ sở nhựa polyvinylaxetat dùng dán phôi đế cao su và EVA. Khả năng kết dính của màng được đánh giá thông qua độ bền kéo bóc, kết quả cho thấy khi kết hợp cùng cao su thiên nhiên SVR 3L, keo có độ bền bóc tốt nhất đạt 5,64 N/mm. Các kết quả ảnh SEM bề mặt mẫu sau phá hủy cho thấy chủ yếu phần EVA bị phá hủy trong phép thử. Ngoài ra các thử nghiệm lão hóa nhiệt, thử nghiệm ngâm nước và ảnh hưởng của chu kỳ uốn gập lên độ bền kéo bóc khi dán cao su-EVA cũng được đánh giá.Từ khóa: Đế cao su, EVA, Keo dán, Độ bền kéo bóc. 1. MỞ ĐẦU Trong công nghiệp giầy, dép keo dán tuy sử dụng với lượng nhỏ nhưng có vai trò hếtsức quan trọng, giúp kết nối các phần trong giầy để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Độ bềncủa giày cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng keo [1-5]. Các loại keo dán sử dụngtrong công nghiệp da giầy gồm: Keo dán nóng chảy (hotmelt adhesive (HMA)) được cấutạo trên cơ sử nhựa nhiệt dẻo 100% hàm lượng rắn, việc sử dụng keo HMA cho phép tạothành mối dán một cách nhanh chóng ở các bề mặt đế phức tạp, giảm thời gian cho cácbước lắp ráp tiếp, keo mềm dẻo và có độ bền ẩm tốt. Keo dán hệ nước: Trong đó các chấtkết dính được phân tán trong nước, với ưu điểm độ bám dính cao, thân thiện môi trường,không độc hại, nguy cơ cháy nổ thấp, tuy nhiên trong nhiều trường hợp phải kết hợp vớiquá trình sấy để thu được mối dán có độ bền cao nhất. Các chất kết dính họ Latex: Sửdụng phổ biến nhất là latex của cao su thiên nhiên, với hàm lượng rắn khoảng 60%, loạikeo này thích hợp với các bề mặt xốp như, giấy và vải với độ bền khá tốt. Keo dánpolyuretan: được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp giầy với các ưu điểm như tínhđàn hồi cao, nhiệt độ thủy tinh hóa thấp, có khả năng bám dính cao lên nhiều nền vật liệu,tính kết dính nội tốt, có khả năng hóa rắn ở nhiệt độ thấp. Keo được chia thành loại mộtthành phần (1K) và hai thành phần (2K). Keo dán trên cơ sở polyclopren (PCP): Còn gọilà keo dán tiếp xúc, khả năng kết dính của họ keo dán polyclopren tương đương keo PU,nhưng thời gian sống được kéo dài hơn từ vài phút đến hàng giờ phụ thuộc vào thành phầnđơn và kiểu nhựa sử dụng. Ngoài ra một số hệ keo khác cũng được sử dụng như: styrene-isoprene-styrene (SIS). Hiện nay, một số hãng giầy lớn như Adidas, Nike,... đã phát triển loại keo dán dạngmàng (KDM) có khả năng kết dính đế cao su và EVA ngay trong công đoạn ép phôi giúpgiảm đáng kể giá thành sản phẩm, do liên quan trực tiếp đến sản xuất nên những côngtrình công bố về sản phẩm này còn hạn chế. Hướng nghiên cứu về KDM ở nước ta chưa phát triển, các doanh nghiệp vẫn dùng cácloại keo dán gốc dung môi để kết dính đế. Hướng sử dụng KDM có thể giảm hai khâu làép chín đế cao su và mài, dán đế cao su vào đế EVA bằng keo. Thay vào đó các công đoạnnày được tích hợp chỉ trong một khâu ép nóng-lạnh đế EVA. Các chi phí về nhân công, vậtliệu được tiết kiệm, chính điều này góp phần nâng cao chất lượng, hạ giá thành cho sảnxuất giầy đế cao su-EVA. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về việc chế tạoKDM dùng dán đế cao su-EVA trong công nghiệp giầy, dép. 2. THỰC NGHIỆM2.1. Nguyên liệu và hóa chất108 C. C. Hữu, …, H. N. Minh, “Keo dán tích hợp cao su-EVA … cho công nghiệp giầy, dép.”Nghiên cứu khoa học công nghệ - Nhựa etylen vinyl axetat Elvax 150 (32% vinylaxetat); Elvax 250 (28% vinylaxetat);Elvax 450 (18% vinylaxetat) của Hãng Dupont; Nhựa Polyetylen octen (polyolefinElastomer Engage 815, d=0,868 g/cm3, MFI:0,5): Hãng Dow. - Cao su thiên nhiên SVR 3L,được cắt mạch trước khi phối trộn, Việt Nam. - Dicuminpeoxit (DCP), AR Merck. - ZnO, AR Merck. - CaCO3, 98% Việt Nam. - Phôi đế cao su (trên cơ sở cao su SBR 1502/SVR 3L) và đế EVA do Công ty giầyXuân Ngọc cung cấp.2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Phương pháp chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM) Bề mặt phá hủy của các mẫu sau thử nghiệm kéo bóc được thực hiện trên thiết bị chụpảnh kính hiển vi điện tử quét model HITACHI S4800 (Japan). Phân tích nguyên tố đượcthực hiện theo phương pháp EDS trên máy HORIBA 7593H (England).2.2.2. Phương pháp xác định độ bền kéo bóc Độ bền kéo bóc được xác định theo tiêu chuẩn EN 1392 trên máy đo GOTECH AL-7000-M (Đài Loan), tốc độ kéo 100 mm/phút. Mẫu xác định độ bền kéo bóc được chuẩn bịnhư hình 1: dài x rộng = 150 x 30 mm.2.2.3. Phương pháp xác định momen xoắn Được thực hiện trên thiết bị trộn kín Brabender Plasti-corder N50EHT Germany, nhiệtđộ 80oC, tốc độ 100 vòng/ phút. Chế tạo màng keo và ch ...

Tài liệu được xem nhiều: