Lựa chọn và phối hợp một cách linh hoạt thủ pháp mờ hóa, quan hệ bổ sung, quan hệ đối chiếu, tương phản, bút pháp kì ảo, bút pháp hiện thực để xây dựng kiểu nhân vật: Người nam - người lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp và người phụ nữ – hiện thân của cái đẹp trong bộ ba tiểu thuyết được giải thưởng Nobel văn học, Y.Kawabata đã thể hiện được quan niệm về con người, cuộc đời, quan niệm thẩm mĩ rất riêng của Nhật Bản, rất riêng của Y. Kawabata.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết cấu nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của Yasunari KawabataJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 88-93This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0012KẾT CẤU NHÂN VẬT TRONG BỘ BA TIỂU THUYẾT XỨ TUYẾT,NGÀN CÁNH HẠC, CỐ ĐÔ CỦA YASUNARI KAWABATANguyễn Thị HuânKhoa Sư phạm Mầm non, Đại học Hạ LongTóm tắt. Lựa chọn và phối hợp một cách linh hoạt thủ pháp mờ hóa, quan hệ bổ sung, quanhệ đối chiếu, tương phản, bút pháp kì ảo, bút pháp hiện thực. . . để xây dựng kiểu nhân vật:Người nam - người lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp và người phụ nữ – hiện thân của cáiđẹp trong bộ ba tiểu thuyết được giải thưởng Nobel văn học, Y.Kawabata đã thể hiện đượcquan niệm về con người, cuộc đời, quan niệm thẩm mĩ rất riêng của Nhật Bản, rất riêngcủa Y.Kawabata.Từ khóa: Kết cấu, nhân vật, quan hệ, bổ sung, đối chiếu, tương phản.1.Mở đầuNói đến kết cấu nhân vật không chỉ là nói đến các thủ pháp xây dựng nhân vật mà còn lànói đến tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể của tác phẩm như quan hệ đối lập, đối chiếu, tươngphản, bổ sung. Vì thế khi tìm hiểu kết cấu nhân vật trong tác phẩm văn học như trường hợp “Kếtcấu nhân vật trong bộ ba Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của Y.Kawabata” một mặt cần tìm hiểuvề các thủ pháp xây dựng nên hai kiểu nhân vật chính: nhân vật nam – người lữ khách lang thangđi tìm cái đẹp và nhân vật nữ – hiện thân của cái đẹp, một mặt cần chú ý tìm hiểu hai kiểu nhânvật này trong “các mối quan hệ” với tất cả chiều sâu, chiều rộng của nội dung tác phẩm. Tuy nhiêncho đến nay việc nghiên cứu về kết cấu nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết nói trên của Kawabatamới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một vài thủ pháp, kĩ thuật mà chưa có công trình chính thức nàonghiên cứu về “tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể”, chẳng hạn như các công trình: Thi pháp tiểuthuyết của Yasuanari Kawabata, nhà văn lớn Nhật Bản của Lưu Đức Trung [8]; Thi pháp truyệnngắn trong lòng bàn tay của Yasunari Kawabata của Hoàng Long [5]; Những cây bút kiệt xuấttrong văn học Nhật Bản hiện đại của Nguyễn Tuấn Khanh [6]; Yasunari Kawabnata – “Lữ kháchmuôn đời đi tìm cái đẹp” của Nguyễn Thị Mai Liên [7]; Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabatacủa Đào Thị Thu Hằng [4]; Cái nhìn chủ thể, cái nhìn khách thể. Tái định dạng cái nhìn trong tiểuthuyết Kawabata Yasunari thời kì 1939 -1962 (Gazing subjects, gazing objects. Reconfiduring thegaze in Kawabata Yasunari novels 1939-1962) của Gloria R. montebruno [1]... Vì thế, bài báo tậptrung tìm hiểu cách thức tổ chức, xây dựng hệ thống nhân vật trong bộ ba Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc,Cố đô trên cả hai phương diện: thủ pháp xây dựng nhân vật và “các mối quan hệ” như quan hệ bổsung, quan hệ đối chiếu, tương phản.Ngày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017Liên hệ: Nguyễn Thị Huân, e-mail: huannguyenthi.c17@moet.edu.vn88Kết cấu nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của Yasunari Kawabata2.2.1.Nội dung nghiên cứuThủ pháp mờ hóa và quan hệ đối chiếu, tương phản trong việc xây dựngkiểu nhân vật nam - người lữ khách lang thang đi tìm cái đẹpNgười lữ khách trong sáng tác của Kawabata thường là những nam nhân. Họ “ra đi” vừa đểkiếm tìm, phát hiện vẻ đẹp con người, thiên nhiên, những giá trị văn hóa dân tộc, vừa để tìm lạibản thân và ý nghĩa cuộc sống đích thực cho mình. Nên khi xây dựng kiểu nhân vật này, Kawabatachủ yếu sử dụng thủ pháp mờ hóa để miêu tả ngoại diện, lai lịch. Vì thế Shimamura (Xứ tuyết),Kikuji (Ngàn cánh hạc), Takichiro (Cố đô) là ai, làm gì, cha mẹ và cuộc sống gia đình ra sao,không ai biết, chỉ biết họ là các nhân vật nam chính sinh ra, lớn lên trong những gia đình khá giảở những thành phố lớn. Lai lịch mờ nhạt, ngoại hình nhân vật cũng khó hình dung nắm bắt, do tácgiả không sử dụng chi tiết miêu tả ngoai diện. Nếu có nhân vật nam nhân nào được miêu tả ngoạidiện thì cũng chỉ dừng ở đôi nét đơn sơ để phác thảo ra dánh dấp chung cho những lữ khách xuấtthân từ thành phố, sở hữu vẻ đẹp phong lưu hấp dẫn giới nữ chứ không phải để nhận diện, khu biệtnhân vật này với nhân vật khác, điển hình như trường hợp Shimamura trong Xứ tuyết.Xây dựng kiểu nhân vật này, Kawabata cũng không chú ý làm nổi bật phẩm chất theo quanđiểm đạo đức, cũng không chú ý xây dựng con người tính cách trong tổng hòa các mối quan hệxã hội mà chú ý sử dụng quan hệ đối chiếu, tương phản để tạo nên những con người cá nhân vừađời thường trần tục với xung động dục tính vừa thanh cao, trong sáng với khát vọng khám phá,giữ gìn, nâng niu cái đẹp theo quan niệm duy mĩ, duy tình riêng của Nhật Bản. Về con người đờithường với ham muốn bản năng, Kawabata đã chú ý tô đậm thông qua những chi tiết điển hình chotính dục trong “sự tiết chế mạnh mẽ” để nhằm mục đích “tôn vinh vẻ đẹp của con người” [4;152].Nên chỉ với những thiếu nữ đẹp sạch sẽ, tươi mát như Komako mới khơi dậy ham muốn nhục thể ởShimamura; chỉ Ota – người đàn b ...