Bài viết giới thiệu cây có củ là nhóm cây lương thực quan trọng đứng thứ ba sau lúa và ngô. Nhiều loại cây trồng như khoai lang, sắn, khoai sọ, khoai mỡ, dong giềng, Zinger... rất dễ trồng và được trồng phổ biến rộng rãi ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong an ninh lương thực. Việc bảo tồn nhóm cây có củ rất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2011-2015, đã có 3.459 mẫu giống của 19 tập đoàn cây có củ được bảo tồn trên đồng ruộng và chậu vại tại Trung tâm Tài nguyên thực vật. Có 139 mẫu giống khoai lang, khoai môn, sắn, gừng và nghệ đã được cấp phát cho người sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả bảo tồn quỹ gen cây có củ giai đoạn 2011-2015 tại Trung tâm Tài nguyên thực vật VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KẾT QUẢ BẢO TỒN QUỸ GIEN CÂY CÓ CỦ GIAI ĐOẠN 2011-2015 TẠI TRUNG TÂM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT Hoàng Thị Nga, Lê Văn Tú, Trần Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Văn Kiên, Nguyễn Phùng Hà, Lã Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Dương Thị Hạnh, Trương Thị Hòa, Nguyễn Anh Vân, Bùi Văn Mạnh, Nguyễn Thị Hoa Trung tâm Tài nguyên Thực vật TÓM TẮT Cây có củ là nhóm cây lương thực quan trọng đứng thứ ba sau lúa và ngô. Nhiều loại cây trồng như khoai lang, sắn, khoai sọ, khoai mỡ, dong giềng, Zinger... rất dễ trồng và được trồng phổ biến rộng rãi ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong an ninh lương thực. Việc bảo tồn nhóm cây có củ rất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2011-2015, đã có 3.459 mẫu giống của 19 tập đoàn cây có củ được bảo tồn trên đồng ruộng và chậu vại tại Trung tâm Tài nguyên thực vật. Có 139 mẫu giống khoai lang, khoai môn, sắn, gừng và nghệ đã được cấp phát cho người sử dụng. Kết quả đánh giá cho thấy, có 8 mẫu giống khoai môn sọ, 8 mẫu giống khoai sáp và 8 mẫu giống dong giềng triển vọng đã được giới thiệu cho khai thác và sử dụng nguồn gen. Từ khóa: bảo tồn, cây có củ, mô tả, giống triển vọng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên di truyền thực vật bao gồm toàn bộ vốn di truyền của các giống và loài cây trồng ở tất cả mọi vùng sinh thái, cùng với họ hàng hoang dại và bán hoang dại của chúng. Một điều cần nhấn mạnh và phải làm rõ hơn ý nghĩa thực tế của vốn di truyền, đó là: vốn di truyền càng lớn, có nghĩa là tính đa dạng sinh học càng lớn, thì tiềm năng sử dụng vào công tác chọn giống càng lớn. Tính đa dạng sinh học được thể hiện bởi tính đa dạng di truyền với cơ chế thông qua một số lượng cực lớn các kiểu kết hợp gien có trong một cá thể của một loài và thông qua sự khác nhau về các tính trạng của các giống trong cùng một loài. Tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã tạo lập được nhiều tập đoàn cây có củ sinh sản vô tính, những tập đoàn cây trồng này đang được lưu giữ và bảo tồn trong khuôn khổ chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng giống cây trồng Quốc gia. Nghiên cứu bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gien cây có củ mới được tiến hành một cách hệ thống trong vòng 10 năm trở lại đây với mục tiêu lưu giữ an toàn quĩ gien đã thu thập, nghiên cứu đa dạng các tập đoàn nguồn gien quan trọng, tư liệu hoá và khai thác hiệu quả những nguồn gien có giá trị phục vụ cho người sử dụng. Báo cáo này trình bày một số 798 kết quả nghiên cứu nổi bật trong giai đoạn 2011-2015. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu gồm toàn bộ các mẫu giống thuộc các loài cây có củ hiện đang được bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Các biểu mẫu liên quan đến điều tra, thu thập, đánh giá ban đầu các nguồn gien cây lấy củ được biên soạn trên cơ sở các bản gốc của Viện Tài nguyên Di truyền thực vật Quốc tế (IPGRI) có chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn. Các biểu mẫu đã được Trung tâm Tài nguyên thực vật ban hành năm 2012. Các phương pháp bố trí thí nghiệm tập đoàn trên đồng ruộng, chậu vại, bảo tồn on farm nguồn gen dựa vào Sổ tay bảo tồn nguồn gen thực vật nông nghiệp, 2015. Đánh giá đa dạng nguồn gien các tập đoàn trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái, đã được sử dụng theo phương pháp hiện hành. Các phương pháp chọn giống truyền thống cho cây nhân giống vô tính được sử dụng để phục tráng, chọn lọc, bình tuyển các dòng triển vọng từ các tập đoàn cây có củ. Các số liệu từ phiếu mô tả được chuyển vào bảng máy vi tính và được xử lý theo các Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai phương pháp thống kê hiện hành có sử dụng phần mềm Excel 2010. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Lưu giữ bảo quản trẻ hóa và nhân giống Kết quả bảng 1 cho thấy giai đoạn 20112015 đã có 3.459 nguồn gien của 19 tập đoàn cây có củ được lưu giữ, bảo quản trên đồng ruộng và trong chậu vại. Trong đó có 5 tập đoàn được lưu giữ trong chậu vại gồm tập đoàn gừng, ráy, dọc mùng, khoai nưa và cây thuốc gia vị; Các tập đoàn còn lại được lưu giữ trên đồng ruộng. So với giai đoạn 2006-2009 (1.329 nguồn gien), hiện nay số lượng nguồn gien cây có củ đã tăng thêm 2.130 nguồn gien do quá trình thu thập bổ sung nguồn gien (từ Dự án Phát triển Ngân hàng gien cây trồng quốc gia 2011-2015: 1.360 mẫu giống; từ các đề tài khác là 770 mẫu giống (bao gồm Sắn, Gừng, Nghệ và Khoai lang). Số lượng cá thể/mẫu giống dao động từ 5-20 tùy thuộc vào từng nhóm cây trồng. Một số tập đoàn chủ chốt có số lượng nguồn gien lớn như Khoai lang (705 nguồn gien), Khoai môn sọ (657 nguồn gien), Gừng 449 nguồn gien, Nghệ 302 nguồn gien, Sắn 272 nguồn gien, Khoai mỡ 216 nguồn gien... Bảng 1: Một số tiêu chí chính trong kỹ thuật lưu giữ bảo quản nguồn gien cây có củ T T Tập đoàn 1 Khoai lang Ipomoea batatas 2 Khoai môn- sọ Colocasia esculenta 3 Khoai nước Colocasia esculenta 4 Khoai sáp (Khoai mùng) Xanthosoma sp. 5 Khoai từ Dioscorea esculenta 6 Khoai mỡ Dioscorea alata 7 Khoai nưa Amorphophallus sp 8 Khoai Ráy Alocasia sp 9 Dọc mùng Colocasia indica 10 Dong riềng Canna edulis 11 Dong trắng Maranta arundinace 12 Sắn Mannihot esculenta 13 Sắn dây Pueraria thomsonii 14 Gừng Zingiber officinale 15 Gừng gió Zinbiger zerumbel 16 Nghệ Curcuma longa Số lượng mẫu giống Thời gian Vật liệu nhân giống Số cây/mẫu Bảo Dự án Tổng số trồng hàng năm giống tồn giống 565 140 705 Tháng 2, 8 Đoạn cắt 1 của dây 10 384 273 657 Tháng 2-3 Củ con, củ cái nhỏ 15-20 91 37 128 Tháng 2-3 Củ con 15-20 68 70 138 Tháng 2-3 Củ con, củ cái nhỏ 80 48 128 Tháng 3-4 Củ nhỏ 10-20 117 99 216 Tháng 3-4 Củ nhỏ, miếng củ 5-10 8 3 11 Tháng 2-3 Củ 5-10 31 20 51 Quanh năm Củ 5-10 5 107 13 61 18 168 Tháng 2-3 Tháng 2 Củ, cây con Nhánh củ con 5-10 5 17 26 43 Tháng 2 Nhánh củ 5 197 3 75 0 272 3 Tháng 2 Tháng 3-4 Hom bánh tẻ 4 mắt Đoạn dây 5 5 235 12 214 9 449 21 Tháng 2 Tháng 2 Nhánh củ Nhánh củ 10 5 129 173 302 Tháng 2 Nhánh củ 5 Nhánh củ Miếng củ, củ khí sinh Củ 5 10 5 17 Riềng Alpinia sp. 2 ...