Kết quả bước đầu phẫu thuật cắt dịch kính không khâu với hệ thống 23G điều trị bong võng mạc
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả và độ an toàn của phẫu thuật cắt dịch kính với hệ thống 23G không khâu điều trị bong võng mạc (BVM). 24 mắt/24 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán BVM có vết rách, tăng sinh dịch kính võng mạc các giai đoạn A, B, C. Thiết kế nghiên cứu tiến cứu thử nghiệm lâm sàng tự đối chứng. Dùng dao troca sắc có bọc canula tạo đường hầm trong chiều dày củng mạc, tiến hành cắt dịch kính, trao đổi khí dịch làm võng mạc áp trở lại. Kết thúc phẫu thuật, rút các canula vết thương tự liền không khâu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả bước đầu phẫu thuật cắt dịch kính không khâu với hệ thống 23G điều trị bong võng mạc NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH KHÔNG KHÂU với hệ thống 23G ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC Phạm Thu Minh*, Đỗ Như Hơn* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả và độ an toàn của phẫu thuật cắt dịch kính với hệ thống 23G không khâu điều trị bong võng mạc (BVM). Đối tượng và phương pháp: 24mắt/24 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán BVM có vết rách, tăng sinh dịch kính võng mạc các giai đoạn A, B, C. Thiết kế nghiên cứu tiến cứu thử nghiệm lâm sàng tự đối chứng. Phương pháp phẫu thuật: Dùng dao troca sắc có bọc canula tạo đường hầm trong chiều dày củng mạc, tiến hành cắt dịch kính, trao đổi khí dịch làm võng mạc áp trở lại. Kết thúc phẫu thuật, rút các canula vết thương tự liền không khâu. Kết quả: Nghiên cứu gồm có 8 BN nam (33,3%) và 16 BN nữ (66,7%). Tuổi trung bình của BN là 57,33 ± 11,33. Vết thương kín phẳng trong ngày đầu sau mổ chiếm 83,7% và liền tốt sau 1 tuần. Tỉ lệ thành công về mặt giải phẫu là 87,5%. Biến chứng trong phẫu thuật ít gặp và thường không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Kết luận: Phẫu thuật cắt dịch không khâu sử dụng hệ thống 23G là phương pháp điều trị có hiệu quả tốt với các trường hợp BVM có rách võng mạc hậu cực, lỗ hoàng điểm tăng sinh dịch kính - võng mạc ở giai đoạn A, B và C1. Từ khóa: Cắt dịch kính không khâu, cắt dịch kính 23Gause. I. ĐẶT VẤN ĐỀ BVM là một bệnh nặng trong nhãn khoa, là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực trầm trọng và có thể mù loà nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng hồi phục thị lực là rất khả quan. Từ những năm 1970s, phẫu thuật cắt dịch kính đã mở ra một trang mới cho sự phát triển kĩ thuật vi phẫu tạo nên bước nhảy vọt của ngành nhãn khoa. Tuy nhiên, với hệ thống dụng cụ 20G được sử dụng trong một thời gian dài còn bộc lộ một số Bệnh viện Mắt Trung ương * 18 Nhãn khoa Việt Nam (Số 21/2011) nhược điểm, dễ kẹt dịch kính, võng mạc trong quá trình phẫu thuật do đường mổ rộng, chấn thương phẫu thuật nhiều. Mặt khác, nhu cầu được điều trị của BN ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và ngành nhãn khoa nói riêng, phẫu thuật này ngày càng tiến bộ. Kích thước của các dụng cụ phẫu thuật cũng ngày càng được cải tiến, kích thước của các dụng cụ đưa vào nội nhãn chỉ còn 23G và 25G mở ra một thời kì mới cho phẫu thuật dịch kính với đường vào rất nhỏ đi xuyên qua kết mạc - củng NGHIÊN CỨU KHOA HỌC mạc (không cần mở kết mạc) và không cần khâu đóng mép mổ sau khi kết thúc phẫu thuật. Phẫu thuật này có nhiều ưu thế do làm giảm thiểu chấn thương phẫu thuật, giảm viêm, giảm đau sau mổ và thời gian phục hồi nhanh hơn [1], [7]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính với dụng cụ 23G điều trị BVM. 2. Nhận xét những ưu nhược điểm và độ an toàn của phẫu thuật 23G. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Gồm 24 mắt của 24 BN được chẩn đoán BVM có vết rách được điều trị tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 06/2009 đến tháng 05/2010. Tiêu chuẩn lựa chọn - Các trường hợp BVM nguyên phát có vết rách võng mạc nằm trên cung giờ 4h - 8h phía trên, tăng sinh dịch kính võng mạc giai đoạn A, B, C. Các trường hợp này bao gồm: BVM do co kéo dịch kính, BVM kèm theo xuất huyết dịch kính, BVM có rách hậu cực, BVM có lỗ hoàng điểm. - BN đồng ý tham gia nghiên cứu và tuân thủ điều trị. Tiêu chuẩn loại trừ - BN đang có các viêm nhiễm cấp tính ở mắt như: viêm màng bồ đào, viêm kết mạc... - BN đã được phẫu thuật tại mắt từ trước có mở kết mạc như: phẫu thuật glôcôm, chấn thương xuyên nhãn cầu, cắt dịch kính... - Sẹo giác mạc dày khó quan sát đáy mắt. 2. Phương pháp 2.1. Thiết kế nghiên cứu - Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tự đối chứng. 2.2. Cách chọn mẫu Chọn tất cả các BN BVM có đủ các yếu tố theo tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương. 2.3. Phương pháp tiến hành a. Các bước nghiên cứu * Thăm khám, đánh giá toàn diện tình trạng 2 mắt - Thử thị lực bằng bảng thị lực Snellen. - Đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Goldman đánh giá tình trạng nhãn cầu trước và sau phẫu thuật. - Khám bán phần trước nhãn cầu bằng sinh hiển vi đèn khe: độ trong giác mạc, tình trạng thể thủy tinh để chỉ định và tiên lượng phẫu thuật. - Nếu thể thủy tinh và dịch kính còn trong, khám bán phần sau bằng kính Volk hoặc kính Goldman đánh giá tình trạng BVM, số lượng, vị trí các vết rách võng mạc. - BN được khám và đánh giá trước mổ, sau mổ tại các thời điểm 1 ngày, 2 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng theo các tiêu chí nghiên cứu. Theo dõi BN sau phẫu thuật ít nhất 6 tháng. * Dụng cụ phẫu thuật - Máy hiển vi phẫu thuật sử dụng hệ thống BIOM. - Bộ dụng cụ vi phẫu. - Máy cắt dịch kính Accurus tốc độ cắt tối đa 2.500, đầu cắt dịch kính, đèn lạnh nội nhãn kích thước 23G. - Dao chọc buồng dịch kính hệ thống troca cannula 23Gause. Một số phươn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả bước đầu phẫu thuật cắt dịch kính không khâu với hệ thống 23G điều trị bong võng mạc NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH KHÔNG KHÂU với hệ thống 23G ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC Phạm Thu Minh*, Đỗ Như Hơn* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả và độ an toàn của phẫu thuật cắt dịch kính với hệ thống 23G không khâu điều trị bong võng mạc (BVM). Đối tượng và phương pháp: 24mắt/24 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán BVM có vết rách, tăng sinh dịch kính võng mạc các giai đoạn A, B, C. Thiết kế nghiên cứu tiến cứu thử nghiệm lâm sàng tự đối chứng. Phương pháp phẫu thuật: Dùng dao troca sắc có bọc canula tạo đường hầm trong chiều dày củng mạc, tiến hành cắt dịch kính, trao đổi khí dịch làm võng mạc áp trở lại. Kết thúc phẫu thuật, rút các canula vết thương tự liền không khâu. Kết quả: Nghiên cứu gồm có 8 BN nam (33,3%) và 16 BN nữ (66,7%). Tuổi trung bình của BN là 57,33 ± 11,33. Vết thương kín phẳng trong ngày đầu sau mổ chiếm 83,7% và liền tốt sau 1 tuần. Tỉ lệ thành công về mặt giải phẫu là 87,5%. Biến chứng trong phẫu thuật ít gặp và thường không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Kết luận: Phẫu thuật cắt dịch không khâu sử dụng hệ thống 23G là phương pháp điều trị có hiệu quả tốt với các trường hợp BVM có rách võng mạc hậu cực, lỗ hoàng điểm tăng sinh dịch kính - võng mạc ở giai đoạn A, B và C1. Từ khóa: Cắt dịch kính không khâu, cắt dịch kính 23Gause. I. ĐẶT VẤN ĐỀ BVM là một bệnh nặng trong nhãn khoa, là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực trầm trọng và có thể mù loà nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng hồi phục thị lực là rất khả quan. Từ những năm 1970s, phẫu thuật cắt dịch kính đã mở ra một trang mới cho sự phát triển kĩ thuật vi phẫu tạo nên bước nhảy vọt của ngành nhãn khoa. Tuy nhiên, với hệ thống dụng cụ 20G được sử dụng trong một thời gian dài còn bộc lộ một số Bệnh viện Mắt Trung ương * 18 Nhãn khoa Việt Nam (Số 21/2011) nhược điểm, dễ kẹt dịch kính, võng mạc trong quá trình phẫu thuật do đường mổ rộng, chấn thương phẫu thuật nhiều. Mặt khác, nhu cầu được điều trị của BN ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và ngành nhãn khoa nói riêng, phẫu thuật này ngày càng tiến bộ. Kích thước của các dụng cụ phẫu thuật cũng ngày càng được cải tiến, kích thước của các dụng cụ đưa vào nội nhãn chỉ còn 23G và 25G mở ra một thời kì mới cho phẫu thuật dịch kính với đường vào rất nhỏ đi xuyên qua kết mạc - củng NGHIÊN CỨU KHOA HỌC mạc (không cần mở kết mạc) và không cần khâu đóng mép mổ sau khi kết thúc phẫu thuật. Phẫu thuật này có nhiều ưu thế do làm giảm thiểu chấn thương phẫu thuật, giảm viêm, giảm đau sau mổ và thời gian phục hồi nhanh hơn [1], [7]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính với dụng cụ 23G điều trị BVM. 2. Nhận xét những ưu nhược điểm và độ an toàn của phẫu thuật 23G. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Gồm 24 mắt của 24 BN được chẩn đoán BVM có vết rách được điều trị tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 06/2009 đến tháng 05/2010. Tiêu chuẩn lựa chọn - Các trường hợp BVM nguyên phát có vết rách võng mạc nằm trên cung giờ 4h - 8h phía trên, tăng sinh dịch kính võng mạc giai đoạn A, B, C. Các trường hợp này bao gồm: BVM do co kéo dịch kính, BVM kèm theo xuất huyết dịch kính, BVM có rách hậu cực, BVM có lỗ hoàng điểm. - BN đồng ý tham gia nghiên cứu và tuân thủ điều trị. Tiêu chuẩn loại trừ - BN đang có các viêm nhiễm cấp tính ở mắt như: viêm màng bồ đào, viêm kết mạc... - BN đã được phẫu thuật tại mắt từ trước có mở kết mạc như: phẫu thuật glôcôm, chấn thương xuyên nhãn cầu, cắt dịch kính... - Sẹo giác mạc dày khó quan sát đáy mắt. 2. Phương pháp 2.1. Thiết kế nghiên cứu - Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tự đối chứng. 2.2. Cách chọn mẫu Chọn tất cả các BN BVM có đủ các yếu tố theo tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương. 2.3. Phương pháp tiến hành a. Các bước nghiên cứu * Thăm khám, đánh giá toàn diện tình trạng 2 mắt - Thử thị lực bằng bảng thị lực Snellen. - Đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Goldman đánh giá tình trạng nhãn cầu trước và sau phẫu thuật. - Khám bán phần trước nhãn cầu bằng sinh hiển vi đèn khe: độ trong giác mạc, tình trạng thể thủy tinh để chỉ định và tiên lượng phẫu thuật. - Nếu thể thủy tinh và dịch kính còn trong, khám bán phần sau bằng kính Volk hoặc kính Goldman đánh giá tình trạng BVM, số lượng, vị trí các vết rách võng mạc. - BN được khám và đánh giá trước mổ, sau mổ tại các thời điểm 1 ngày, 2 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng theo các tiêu chí nghiên cứu. Theo dõi BN sau phẫu thuật ít nhất 6 tháng. * Dụng cụ phẫu thuật - Máy hiển vi phẫu thuật sử dụng hệ thống BIOM. - Bộ dụng cụ vi phẫu. - Máy cắt dịch kính Accurus tốc độ cắt tối đa 2.500, đầu cắt dịch kính, đèn lạnh nội nhãn kích thước 23G. - Dao chọc buồng dịch kính hệ thống troca cannula 23Gause. Một số phươn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Nhãn khoa Nghiên cứu khoa học Phẫu thuật cắt dịch kính không khâu Hệ thống 23G Điều trị bong võng mạc Tăng sinh dịch kính võng mạcTài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1555 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 497 0 0 -
57 trang 342 0 0
-
33 trang 334 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 273 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 269 0 0 -
29 trang 230 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 223 0 0 -
4 trang 217 0 0