Kết quả điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 233.23 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quá trình thực hiện điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo, kết quả điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo, nhận xét kết quả điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo,... là những nội dung chính trong bài viết "Kết quả điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng ngành kỹ thuật tài nguyên nước". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng ngành kỹ thuật tài nguyên nước KẾT QUẢ ĐIỀU TRA , ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO BẬC CAO ĐẲNG NGÀNH KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC TS. Nguyễn Đức Châu và nhóm tác giả Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền trung Tóm tắt: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo hình thức điều tra phỏng vấn và phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là các Cán bộ quản lý, Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước. Tất cả đối tượng điều tra đều có trình độ Đại học thuộc các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến ngành KTTNN như Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Xây dựng, Cấp thoát nước. Công tác điều tra thực hiện tại khu vực Duyên hải Miền trung và Tây nguyên, gồm 9 tỉnh, thành phố với 130 phiếu. Kết quả cho thấy: - Trong cơ cấu lao động kỹ thuật làm việc thuộc lĩnh vực KTTNN hiện nay vẫn tập trung ở 3 cấp trình độ: CNKT, Trung cấp và Kỹ sư. Bậc Cao đẳng chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1.89 %, phản ảnh đúng thực tế vì hiện nay trong khu vực hầu như chưa có cơ sở đào tạo bậc Cao đẳng chuyên ngành KTTNN. - Về đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung học Thuỷ lợi 2 (nay là Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thuỷ lợi Miền Trung): - Dự báo nhu cầu tuyển dụng thêm lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực KTTNN giai đoạn 2010-2015: Nhu cầu đào tạo trong khu vực đều tăng theo hàng năm trong đó nhu cầu về bậc Cao đẳng ngành KTTNN là cao nhất: Năm 2010 tăng 120%, Năm 2015 tăng 39.1%. Nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý tương đối cao chiếm tỉ lệ 77.5%. Thực hiện Quyết định số 3948/QĐ/BNN-TCCB, ngày 05 tháng 05 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt chương trình tăng cường năng lực quản lý, giảng dạy và cải tiến giáo trình cho các trường (Tiểu học phần 3.1) thuộc khuôn khổ Dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp, trong đó giao cho Trường Trung học Thủy lợi 2 (nay là Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền trung) chủ trì xây dựng và hoàn thiện Chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành Kỹ thuật tài nguyên nước (KTTNN); Từ tháng 03/2009, Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền trung đã tổ chức điều tra, đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN tại một số cơ quan, đơn vị công tác trong lĩnh vực KTTNN tại khu vực Duyên hải Miền trung và Tây nguyên. Công việc điều tra đã hoàn thành, chúng tôi xin trình bày kết quả điều tra, đánh giá như sau: PHẦN 1: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO I. Mục tiêu: - Nghiên cứu định lượng về nhu cầu đào tạo và các vấn đề của người sử dụng lao động liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng ngành KTTNN. Kết quả điều tra sẽ cung cấp những thông tin quan trọng trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung đào tạo đáp ứng cho nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội trong lĩnh vực KTTNN; - Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu để xác định các ưu tiên trong lĩnh vực đào tạo và định hướng về đầu tư vào các hoạt động đào tạo; - Xác định và tiêu chuẩn hóa được cơ cấu, nội dung, công cụ các nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để tiến hành công tác đào tạo đáp ứng được nhu cầu về đào tạo nhân lực. II. Yêu cầu: - Đảm bảo tính khách quan của số liệu điều tra, điều tra phải theo đúng đối tượng. Đối tượng điều tra phải đa dạng trên cả 02 lĩnh vực vị trí công tác và vùng miền hoạt động; - Nội dung điều tra phải đi sát với mục đích điều tra, công cụ điều tra được thiết kế chính xác và dễ sử dụng cho đối tượng điều tra; - Việc tổng hợp báo cáo kết quả điều tra đảm bảo chính xác, khách quan và trung thực. III. Nội dung điều tra: Bao gồm 2 nội dung: 1. Điều tra về nhu cầu sử dụng lao động thuộc ngành KTTNN và các yêu cầu về mục tiêu, kỹ năng cần đạt được đối với người được đào tạo; 2. Điều tra về mức độ cần thiết các nội dung cần được đưa vào nội dung chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành KTTNN. IV. Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo hình thức điều tra phỏng vấn các nhà quản lý có liên quan đến đào tạo ngành KTTNN. Công cụ thực hiện là phiếu điều tra, được thiết kế bám sát theo mục đích, yêu cầu và nội dung điều tra. Căn cứ vào nội dung điều tra Ban chủ nhiệm chương trình đã tiến hành lập dự thảo 02 mẫu phiếu điều tra: Phiếu điều tra số 01 và Phiếu điều tra số 02, tổ chức thực hiện điều tra thử, chỉnh sửa và thông qua nội dung phiếu điều tra trước khi phát hành chính thức. Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho đối tượng điều tra. Đối tượng điều tra sau khi nghiên cứu đã cho ý kiến và gửi cho Ban chủ nhiệm qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp. Sau khi nhận được các ý kiến của đối tượng điều tra, Ban ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo bậc cao đẳng ngành kỹ thuật tài nguyên nước KẾT QUẢ ĐIỀU TRA , ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO BẬC CAO ĐẲNG NGÀNH KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC TS. Nguyễn Đức Châu và nhóm tác giả Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền trung Tóm tắt: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo hình thức điều tra phỏng vấn và phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là các Cán bộ quản lý, Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước. Tất cả đối tượng điều tra đều có trình độ Đại học thuộc các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến ngành KTTNN như Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Xây dựng, Cấp thoát nước. Công tác điều tra thực hiện tại khu vực Duyên hải Miền trung và Tây nguyên, gồm 9 tỉnh, thành phố với 130 phiếu. Kết quả cho thấy: - Trong cơ cấu lao động kỹ thuật làm việc thuộc lĩnh vực KTTNN hiện nay vẫn tập trung ở 3 cấp trình độ: CNKT, Trung cấp và Kỹ sư. Bậc Cao đẳng chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1.89 %, phản ảnh đúng thực tế vì hiện nay trong khu vực hầu như chưa có cơ sở đào tạo bậc Cao đẳng chuyên ngành KTTNN. - Về đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung học Thuỷ lợi 2 (nay là Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thuỷ lợi Miền Trung): - Dự báo nhu cầu tuyển dụng thêm lao động kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực KTTNN giai đoạn 2010-2015: Nhu cầu đào tạo trong khu vực đều tăng theo hàng năm trong đó nhu cầu về bậc Cao đẳng ngành KTTNN là cao nhất: Năm 2010 tăng 120%, Năm 2015 tăng 39.1%. Nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý tương đối cao chiếm tỉ lệ 77.5%. Thực hiện Quyết định số 3948/QĐ/BNN-TCCB, ngày 05 tháng 05 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt chương trình tăng cường năng lực quản lý, giảng dạy và cải tiến giáo trình cho các trường (Tiểu học phần 3.1) thuộc khuôn khổ Dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp, trong đó giao cho Trường Trung học Thủy lợi 2 (nay là Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền trung) chủ trì xây dựng và hoàn thiện Chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành Kỹ thuật tài nguyên nước (KTTNN); Từ tháng 03/2009, Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền trung đã tổ chức điều tra, đánh giá nhu cầu phát triển chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành KTTNN tại một số cơ quan, đơn vị công tác trong lĩnh vực KTTNN tại khu vực Duyên hải Miền trung và Tây nguyên. Công việc điều tra đã hoàn thành, chúng tôi xin trình bày kết quả điều tra, đánh giá như sau: PHẦN 1: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO I. Mục tiêu: - Nghiên cứu định lượng về nhu cầu đào tạo và các vấn đề của người sử dụng lao động liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng ngành KTTNN. Kết quả điều tra sẽ cung cấp những thông tin quan trọng trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung đào tạo đáp ứng cho nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội trong lĩnh vực KTTNN; - Xây dựng được hệ thống chỉ tiêu để xác định các ưu tiên trong lĩnh vực đào tạo và định hướng về đầu tư vào các hoạt động đào tạo; - Xác định và tiêu chuẩn hóa được cơ cấu, nội dung, công cụ các nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để tiến hành công tác đào tạo đáp ứng được nhu cầu về đào tạo nhân lực. II. Yêu cầu: - Đảm bảo tính khách quan của số liệu điều tra, điều tra phải theo đúng đối tượng. Đối tượng điều tra phải đa dạng trên cả 02 lĩnh vực vị trí công tác và vùng miền hoạt động; - Nội dung điều tra phải đi sát với mục đích điều tra, công cụ điều tra được thiết kế chính xác và dễ sử dụng cho đối tượng điều tra; - Việc tổng hợp báo cáo kết quả điều tra đảm bảo chính xác, khách quan và trung thực. III. Nội dung điều tra: Bao gồm 2 nội dung: 1. Điều tra về nhu cầu sử dụng lao động thuộc ngành KTTNN và các yêu cầu về mục tiêu, kỹ năng cần đạt được đối với người được đào tạo; 2. Điều tra về mức độ cần thiết các nội dung cần được đưa vào nội dung chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành KTTNN. IV. Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo hình thức điều tra phỏng vấn các nhà quản lý có liên quan đến đào tạo ngành KTTNN. Công cụ thực hiện là phiếu điều tra, được thiết kế bám sát theo mục đích, yêu cầu và nội dung điều tra. Căn cứ vào nội dung điều tra Ban chủ nhiệm chương trình đã tiến hành lập dự thảo 02 mẫu phiếu điều tra: Phiếu điều tra số 01 và Phiếu điều tra số 02, tổ chức thực hiện điều tra thử, chỉnh sửa và thông qua nội dung phiếu điều tra trước khi phát hành chính thức. Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho đối tượng điều tra. Đối tượng điều tra sau khi nghiên cứu đã cho ý kiến và gửi cho Ban chủ nhiệm qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp. Sau khi nhận được các ý kiến của đối tượng điều tra, Ban ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kết quả điều tra ngành kỹ thuật Đánh giá ngành kỹ thuật Nhu cầu đào tạo kỹ thuật Kỹ thuật bậc cao đẳng Kỹ thuật tài nguyên nước Ngành kỹ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 60 0 0
-
12 trang 32 0 0
-
2 trang 26 0 0
-
27 trang 24 0 0
-
Thuật ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực kỹ thuật tài nguyên nước: Phần 2
172 trang 23 0 0 -
Thuật ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực kỹ thuật tài nguyên nước: Phần 1
88 trang 18 0 0 -
30 trang 17 0 0
-
Giáo trình Kỹ thuật tài nguyên nước: Phần 1
126 trang 17 0 0 -
Sử dụng phần mềm Mathcad giải toán trong học phần toán ứng dụng
14 trang 15 0 0 -
27 trang 15 0 0