Danh mục

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân NPK đến năng suất và chất lượng hạt giống cây ba kích tại Bá Thước - Thanh Hóa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 315.36 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hạt giống ba kích có năng suất chất lượng cao nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống ba kích tại Bá Thước - Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân NPK đến năng suất và chất lượng hạt giống cây ba kích tại Bá Thước - Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNGVÀ LIỀU LƢỢNG PHÂN NPK ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG HẠT GIỐNG CÂY BA KÍCH TẠI BÁ THƢỚC - THANH HÓA Phạm Xuân Luôn1, Lê Chí Hoàn1, Trần Trung Nghĩa1 Lê Hùng Tiến1,, Phạm Văn Cường2, Nguyễn Thị Chính3 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân NPK đến năngsuất và chất lượng hạt giống cây ba kích (Morinda officinalis How). Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ với 9 côngthức và 3 lần nhắc lại. Ở mật độ trồng 6.969 cây/ha tương đương với khoảng cách 1,2x 1,2m với liều lượng 400kg NPK/ha cho năng suất hạt giống đạt mức cao nhất(12,45kg hạt/ha) và chất lượng hạt giống tăng lên đáng kể: tỷ lệ hạt chắc trên tổng sốhạt đạt 83,44±5,91%; P1000 hạt đạt 50,72±5,61g và tỷ lệ hạt nảy mầm đạt 91,68±2,72. Từ khóa: Mật độ trồng, phân NPK, cây ba kích. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis How thuộc họ cà phê (Rubiaceae),còn có tên gọi khác là ba kích thiên, dây ruột gà,… là cây thuốc bản địa Việt Nam cógiá trị phòng chữa bệnh và kinh tế cao [7], [8]. Trong Y học cổ truyền, rễ ba kích có tác dụng ôn thận dương, mạch gân cốt, trừphong thấp; chữa các bệnh di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt mềm yếu, huyết ápcao; làm thuốc bổ não, tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể đối với cácyếu tố độc hại [8]. Ngày nay, nhờ có những thành công trong nghiên cứu khoa học, ba kích đangtừng bước được đưa vào trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, song trên thực tế, câygiống phục vụ phát triển chủ yếu từ hom thân hoặc mô tế bào, nguồn giống này tuy cónhững ưu điểm về hệ số nhân giống cao, nhưng chưa thấy thông tin nào về khả năngtạo năng suất và chất lượng dược liệu. Kỹ thuật trồng ba kích tuy đã có, nhưng cònmang tính sơ bộ, ở nhiều nơi chỉ dựa vào kinh nghiệm canh tác là chủ yếu, đáng chú ýchưa thấy tài liệu chính thống nào về quy trình kỹ thuật trồng ba kích theo VietGAPhay GACP - WHO; với kỹ thuật trồng trọt như vậy kỳ vọng có được dược liệu tốt, đápứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của xã hội về chất lượng thật là khó khăn.1 ThS Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung bộ2 KS Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung bộ3 ThS Khoa NLNN Trường Đại học Hồng Đức 69 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015 Vì vậy, sớm nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hạt giống ba kích có năng suất chấtlượng cao nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống ba kích là rất cầnthiết. Với tinh thần đó, chúng tôi thực hiện nội dung “Nghiên cứu ảnh hưởng của mậtđộ trồng và liều lượng phân bón NPK đến năng suất và chất lượng hạt giống ba kíchtại Bá Thước - Thanh Hóa”. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Cây Ba kích được trồng từ năm 2006. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Xã Lũng Cao - huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa. 2.3. Diện tích thí nghiệm Diện tích thí nghiệm: 500m2. Diện tích ô thí nghiệm: 18,5m2. 2.4. Thời gian thực hiện Từ năm 2010 đến năm 2012 2.5. Phương pháp thí nghiệm - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) 2 nhântố, 9 công thức, 3 lần nhắc lại. + Nhân tố 1: Mật độ (M): M1: 15.625 cây/ha tương ứng với 1,56 cây/m2 (khoảng cách: 0,8 x 0,8m) M2: 6. 944 cây/ha tương ứng với 0,69 cây/m2 (khoảng cách: 1,2 x 1,2m) M3: 4.444 cây/ha tương ứng với 0,44 cây/m2 (khoảng cách: 1,5 x 1,5m) + Nhân tố 2: Phân bón NPK (5:8:5) (P): P1: 200kg/ha; P2: 400kg/ha; P3: 600kg/ha Tổ hợp thành các công thức thí nghiệm: Kí hiệu Công thức CT1 M1P1 CT2 M1P2 CT3 M1P3 CT4 M2P1 CT5 M2P2 CT6 M2P3 CT7 M3P1 CT8 M3P2 CT9 M3P370 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015 - Phương pháp thống kê sinh học để xây dựng tiêu chuẩn hạt giống dựa theo“Giáo trình chọn giống cây trồng” của Đại học Nông nghiệp Hà Nội [5]. 2.6. Phương pháp đánh giá Lấy mẫu hạt giống đánh giá chất lượng: Theo phương pháp kiểm tra chất lượnggiống và hạt giống của Viện Dược ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: