Đề tài trình bày kết quả nghiên cứu về nhân giống lúa và phát triển lúa lai. Đối với đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2011-2013. Trong giai đoạn 2011-2013, Viện nghiên cứu cây trồng trên đồng ruộng (FCRI) đã phối hợp thực hiện dự án chính: "Nghiên cứu về nhân giống lúa các giống lúa thâm canh và chất lượng cao cho Red River Delta (RRD)". Để tạo ra các nguyên liệu chính có sẵn cho dự án, hơn 1000 gạo/dòng đã được thu thập và đánh giá; khoảng 600 thánh giá đã được thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thuần vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011-2013VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA THUẦN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 ThS. Nguyễn Trọng Khanh, ThS. Nguyễn Thị Miền, ThS. Phạm Văn Tính, KS. Vũ Thị Nhường, KS. Bùi Kim Vật, KS. Đoàn Văn Thành, ThS. Đỗ Thế Hiếu, ThS. Nguyễn Anh Dũng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm SUMMARY Results of research on rice breeding and development of inbred rice for the Red River Delta in period 2011-2013 During 2011 - 2013, Field Crops Research Institute (FCRI) has coordinated the implementation of the major project: "Research on rice breeding of intensive and high-quality rice varieties for the Red River Delta (RRD)". In order to make available prime materials for the project, more than 1000 rice varieties/lines have been collected and evaluated; about 600 crosses have been made. Ten new rice varieties, which are the inherited results of previous period, have been bred and selected successfully. Of them, 2 varieties with very short growth duration (Gia Loc 101 and Gia Loc 160); 7 varieties with short growth duration, high yield, high quality (Gia Loc 105, Gia Loc 106, Gia Loc 107, Gia Loc 159, LTh24, LTh31, Viet thơm 2) have been sent to National variety Testing, and 01 variety (Gia Loc 102) has been released as Trial production variety by Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD). These new rice varieties having good agricultural characteristics, suitable for rice production in Red River Delta. Keywords: Inbred rice, Short growth duration, High quality, Red River Delta, Rice breeding. I. ĐẶT VẤN ĐỀ * Theo số liệu của Tổng cục Thống kê - Hà Nội, 2009, từ năm 2000 đến 2008, diện tích đất lúa cả năm của vùng ĐBSH đã giảm đi 107,8 ngàn ha (từ 1.261 ngàn ha xuống còn 1.153,2 ngàn ha). Mặc dù năng suất có tăng từ 53,6 tạ/ha năm 2000 đến 58,8 tạ/ha năm 2008, nhưng tăng rất chậm, tương đương với mức sản lượng khoảng 13,4 ngàn tấn thóc/8 năm; trong khi đó sức ép dân số lại tăng với tốc độ rất nhanh. Trung bình mỗi năm vùng ĐBSH tăng khoảng 200 ngàn người. Với đà tăng như vậy, đến 2020, dân số vùng ĐBSH tăng lên khoảng hơn 22 triệu người, trong khi diện tích canh tác lúa cả năm lại giảm xuống chỉ còn khoảng 1.050 ngànha. Đến lúc đó, năng suất lúa phấn đấu phải đạt trung bình gần 68 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt trên 7.100 ngàn tấn thóc mới đủ đáp ứng cho nhu cầu lương thực. Như vậy, để hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của toàn vùng, sử dụng đất lúa một cách có hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời hạn chế được việc tập trung quá đông dân cư ở các thành phố lớn do việc di dân từ nông thôn lên thành thị thì vai trò của cây lúa có năng suất cao càng trở nên hết sức cấp thiết. Trong những năm gần đây, nhu cầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hệ thống canh tác Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn. 220 trên đất lúa tại ĐBSH có những bước chuyển dịch lớn theo xu hướng sử dụng các giống lúa ngắn ngày (95 - 115 ngày trong vụ Mùa), có khả năng chịu thâm canh cao và các giống lúa chất lượng tốt, năng suất khá (6 - 7,5 tấn/ha), chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính để trồng 2 vụ lúa xuân muộn + mùa sớm/năm, mở rộng được quỹ đất sản xuất cây màu vụ đông, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Trong giai đoạn 2011 - 2013, các nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Trong 3 năm với việc sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp truyền thống (lai hữu tính, xử lý đột biến hóa chất, chọn lọc phả hệ,...) và kế thừa nghiên cứu chọn tạo giống ở giai đoạn trước, Viện đã chọn tạo thành công nhiều giống lúa mới cho vùng đồng bằng sông Hồng. Các giống lúa này với năng suất cao, chất lượng tốt đã góp phần tích cực vào mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao thu nhập của người nông dân trồng lúa. Mục tiêu của đề tài là “Chọn tạo và phát triển bộ giống lúa thâm canh (năng suất đạt 65 tạ/ha trở lên) và lúa chất lượng cao (năng suất đạt 55 tạ/ha trở lên), chống chịu được một số loại sâu bệnh hại chính, thích hợp cho cho các vùng lúa thâm canh và vùng lúa chất lượng của đồng bằng sông Hồng và các địa phương có điều kiện tương tự ở phía Bắc”. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu - Các mẫu giống lúa địa phương, giống lúa mới được lai tạo có các đặc tính tốt từ các vùng miền khác nhau, các viện, trung tâm nghiên cứu lúa trong nước và nhập nội từ IRRI, Trung Quốc, Thái Lan... làm vật liệu tạo giống. - Các dòng thuần triển vọng là sản phẩm trung gian được kế thừa từ các đề tài nghiên cứu chọn tạo giống giai đoạn trước. - Giống đối chứng là Q5 (thâm canh), Bắc thơm số 7, HT1 (chất lượng) và một số giống lúa khác đang được trồng phổ biến tại vùng ĐBSH. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 1 - Duy trì, đánh giá nguồn gen lúa được bố trí tuần tự, 1 lần nhắc đối với giống thí nghiệm và 3 lầ ...