Danh mục

Kết quả nghiên cứu về cường lực và sản lượng khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản vùng biển vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 834.60 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo nhằm làm rõ bức tranh toàn cảnh thực trạng về cường lực và sản lượng khai thác thuỷ sản tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà. Bài báo đã sử dụng chuỗi số liệu sản lượng và cường lực khai thác của 5 nhóm nghề lưới kéo, lưới rê, lưới vây, câu, nghề khác hoạt động trong vịnh Vân Phong từ năm 2008-2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu về cường lực và sản lượng khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản vùng biển vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CƯỜNG LỰC VÀ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VÙNG BIỂN VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HOÀ MAXIMUM SUSTAINABLE YIELD AND FISHING EFFORT OF FEEDING FLEETS IN TERRITORIAL WATERS OF VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE Vũ Kế Nghiệp1, Phan Trọng Huyến1, Trần Đức Phú2 Ngày nhận bài: 21/10/2016; Ngày phản biện thông qua: 25/11/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016 TÓM TẮT Bài báo nhằm làm rõ bức tranh toàn cảnh thực trạng về cường lực và sản lượng khai thác thuỷ sản tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà. Bài báo đã sử dụng chuỗi số liệu sản lượng và cường lực khai thác của 5 nhóm nghề lưới kéo, lưới rê, lưới vây, câu, nghề khác hoạt động trong vịnh Vân Phong từ năm 2008-2015. Bằng mô hình Schaefer đã xác định được sản lượng khai thác hợp lý (MSY) và cường lực khai thác hợp lý (fMSY) trong vùng biển này là 8.045 tấn và 1.263 tàu. Trong đó, MSY và fMSY nghề lưới kéo là 4.864 tấn và 362 tàu, nghề lưới vây là 1.179 tấn và 248 tàu, nghề lưới rê là 784 tấn và 137 tàu, nghề câu là 634 tấn và 199 tàu, nghề khác là 584 tấn và 317 tàu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sản lượng và cường lực khai thác ở vịnh Vân Phong đã vượt ngưỡng cho phép là 1.126 tấn và 417 tàu. Trong đó, MSY và fMSY nghề lưới kéo vượt ngưỡng cho phép là 480 tấn và 91 tàu, nghề lưới vây là 323 tấn và 78 tàu, nghề lưới rê là 237 tấn và 91 tàu, nghề câu là 117 tấn và 78 tàu, nghề khác có cường lực khai thác hợp lý vượt ngưỡng là 79 tàu còn sản lượng khai thác thì chưa vượt ngưỡng. Từ khóa: Cường lực khai thác hợp lý, sản lượng khai thác hợp lý, vịnh Vân Phong ABSTRACT This study aims to evaluate the status of yield and fishing effort in territorial waters of Van Phong Bay. The survey used the collected data on the yield and fishing effort from five different gear types namely trawl, purse seine, gill net, handline and longline, and others which commonly exploited in Van Phong Bay from 2008 to 2015. The maximum sustainable yield (MSY) and the corresponding level of fishing effort (fMSY) in territorial waters of Van Phong Bay estimated by the surplus production model of Schaefer (1954) was 8,045 tons and 1,263 boats. In which, MSY and fMSY of the trawl was 4,864 tons and 362 boats, the purse seine was 1,179 tons and 248 boats, the gill net was 784 tons and 137 boats, the handline and longline was 634 tons and 199 boats, and the others were 584 tons and 317 boats. The results show that the yield and fishing effort in territorial waters of Van Phong exceeded 1,126 tons and 417 boats compared to the maximum sustainable threshold. In which, MSY and fMSY of the trawl; purse seine; handline and longline; and gill net were higher than the maximum sustainable ones about 480 tons and 91 boats; 323 tons and 78 boats; 237 tons and 91 boats; and 117 tons and 78 boats, respectively. The fishing effort of other fishing was 79 boats higher while that of the yield was lower than the maximum sustainable thresholds. Keywords: maximum sustainable yield (MSY), maximum sustainable fishing effort (fMSY), Van Phong Bay 1 2 Trường Đại học Nha Trang Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang NHA TRANG UNIVERSITY • 79 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vịnh Vân Phong (VVP) là vùng biển có nguồn lợi thủy sản phong phú, hệ sinh thái đa dạng (rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn) là nơi sinh sản, nuôi dưỡng ấu trùng, cá con để cung cấp nguồn lợi cho vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi [1,2]. VVP còn là ngư trường hoạt động thuận lợi của ngư dân sống quanh vịnh. Tính đến năm 2015, đội tàu cá khai thác tại VVP là 1680 chiếc, đánh bắt bằng nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, nghề khác. Năm 2015, mật độ hoạt động khai thác thuỷ sản của đội tàu cá tại VVP đã vượt 3,23 lần so với mật độ vùng biển ven bờ cả nước theo quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [3]. Tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản của vùng biển liên quan đến nhiều yếu tố như cơ cấu nghề nghiệp, cường lực khai thác, hình thức khai thác, ngư cụ... Đây là vấn đề rất được quan tâm hiện nay không những ở vùng biển VVP mà còn của nước ta cũng như trên thế giới. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho cơ quan quản lý nghề cá tỉnh Khánh Hòa có cơ sở khoa học đưa ra những chính sách điều chỉnh nghề cá trong VVP hợp lý về cường lực và sản lượng khai thác. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Tài liệu nghiên cứu - Lý thuyết về mô hình Schaefer (1954): Mô hình Schaefer (1954) [4] mô tả mối quan hệ giữa sản lượng và cường lực khai thác theo biểu thức (1). Yi = a x (fi) + b x (fi)2 (1) Trong đó: Yi và fi là sản lượng và cường lực khai thác năm thứ i a, b là các hệ số Sản lượng khai thác hợp lý tối đa (MSY) và cường lực khai thác hợp lý tối đa (fMSY) được ước tính theo biểu thức (2), (3). MSY = - 0,25a2/b (2) fMSY = - 0,5a/b (3) 80 • NHA TRANG UNIVERSITY Số 4/2016 - Tài liệu về phân bố mẫu điều tra của FAO [5]. - Tài liệu thống kê điều kiện khí tượng thủy văn [1,2]. - Phiếu điều tra: được xây dựng gồm các nội dung và thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Phỏng vấn và khảo sát trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra xây dựng sẵn theo hình thức ngẫu nhiên và đại diện. Nội dung điều tra gồm: - Số liệu về tàu thuyền hoạt động khai thác trong vịnh Vân Phong giai đoạn từ 2008-2015. - Năng suất khai thác giai đoạn 2008-2015. - Số ngày khai thác tiềm năng (A): thu thập thông qua các chuyến điều tra, tham vấn ý kiến của các chuyên gia và dựa vào số liệu về điều kiện thời tiết do Trung tâm khí tượng thủy văn cung cấp. - Hệ số hoạt động của đội tàu (BAC) được xác định thông qua số liệu điều tra trong giai đoạn 2008-2015 và tham vấn chuyên gia. 3. Phân tích và xử lý số liệu 3.1. Năng suất khai thác Năng suất khai thác trung bình của mỗi đội tàu ...

Tài liệu được xem nhiều: