Danh mục

Khả năng kháng nấm Malassezia gây bệnh trên da người của một số loại dịch chiết thảo dược

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 731.76 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Khả năng kháng nấm Malassezia gây bệnh trên da người của một số loại dịch chiết thảo dược tập trung vào việc đánh giá khả năng kháng nấm Malassezia của dịch chiết một số loại thảo dược ở Việt Nam để đưa ra những căn cứ khoa học cho việc ứng dụng nguồn hoạt chất thiên nhiên này trong việc phát triển các sản phẩm từ thảo dược kiểm soát nấm Malassezia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng kháng nấm Malassezia gây bệnh trên da người của một số loại dịch chiết thảo dược Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4doi: 10.15625/vap.2022.0135KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM Malassezia GÂY BỆNH TRÊN DA NGƯỜI CỦA MỘT SỐ LOẠI DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC Trần Bảo Trâm1, Phan Xuân Bình Minh1, Hoàng Quốc Chính1, Lê Quân2, Trần Văn Tuấn3, Vũ Xuân Tạo1* 1 Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ 2 Công ty TNHH MTV TraphacoSapa 3 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội *Email: taovx.tsa@gmail.com TÓM TẮT Nấm men Malassezia là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều bệnh lý trên da người như gàu, lang ben,viêm da,… Việc sử dụng không kiểm soát các loại thuốc kháng nấm Malassezia hiện nay như itraconazole,ketoconazole và fluconazole thường mang lại các tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, việc tìm kiếmcác nguồn hoạt chất kháng nấm Malassezia từ thảo dược thay thế cho các loại chất kháng nấm hóa học đangđược quan tâm. Nghiên cứu này đã đánh giá được khả năng kháng nấm Malassezia của 12 loại dịch chiếtthảo dược, trong đó dịch chiết củ giềng có hoạt tính kháng nấm tốt nhất. Dịch chiết củ giềng thể hiện hoạttính kháng mạnh 3 chủng nấm gây bệnh trên da người là M. furfur VNF01, M. furfur ATCC14521 và M.globosa VNG02 với nồng độ tối thiểu ức chế sinh trưởng các chủng nấm (MIC) tương ứng lần lượt là 5,5 và10 µL/mL. Ở nồng độ dịch chiết củ giềng sử dụng 10 µL/mL, tỉ lệ tế bào nấm Malassezia bị loại bỏ đạt từ 58- 66 % sau 20 phút xử lí. Kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy dịch chiết củ giềng có tiềm năng ứngdụng trong phát triển các sản phẩm dùng ngoài da kiểm soát nấm Malassezia như dầu gội và kem. Từ khóa: Alpinia galanga, dịch chiết thảo dược, kháng nấm Malassezia, Malassezia furfur, Malassezia globosa. 1. MỞ ĐẦU Ngày nay, các bệnh lí trên da do nấm Malassezia gây ra rất phổ biến, đặc biệt ở các nước cókhí hậu nóng ẩm như Việt Nam [1]. Nấm Malassezia sống ký sinh trên da người, sử dụng chất dinhdưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng, khi gặp các điều kiện thuận lợi chúng trở thành các tácnhân gây bệnh. Nấm Malassezia gây bệnh bằng cách sinh ra 8 loại enzym lipase và 3 loạiphospholipase. Những enzym này tham gia vào quá trình thủy phân axit béo trung tính thành axitbéo tự do gây ra các phản ứng trung gian tế bào kích hoạt con đường gây viêm [2]. Đồng thời,chúng tổng hợp một số chất có hoạt tính sinh học như indole và hoạt động thông qua các thụ thểhydrocacbon (Ahr) tập trung ở tế bào lớp biểu bì. Ahr có vai trò là tác nhân quan trọng trong cơ chếgây bệnh của nấm Malassezia bởi có khả năng làm thay đổi cấu trúc nội mô và gây ra các biểu hiệnbệnh lí trên da [3]. Trong chi nấm Malassezia, M. furfur và M. globosa là 2 loài phổ biến nhất gâybệnh trên da người, chúng là những loài nấm men ưa lipid nên thường khu trú tại các vùng da có hệthống tiết dầu mạnh như da mặt, da đầu,… Một số bệnh lí do nấm M. furfur và M. globosa gây rađược ghi nhận như gàu da đầu, viêm da dầu, lang ben, viêm da dị ứng, viêm nang lông… [4, 5]. Để điều trị các bệnh lí trên da do nấm Malassezia gây ra, các loại thuốc kháng nấm thuộcnhóm azole điển hình như itraconazole, ketoconazole và fluconazole thường được sử dụng. Các loạithuốc trên đều có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nấm Malassezia. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên 47Trần Bảo Trâm và cs.cứu và khuyến cáo của nhà sản xuất, các loại thuốc trên đều có những tác dụng phụ nhất định.Ketoconazole có nguy cơ gây độc tính suy gan thận khi sử dụng đường uống và bị cấm lưu hành tạiMỹ từ năm 2013, chỉ chấp nhận dùng dưới dạng chế phẩm tại chỗ là ketoconazole 2 % dạng gel hoặcdầu gội [6]. Fluconazole và Itraconazole tuy những tác động tích cực trong kiểm soát nấm Malassezianhưng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, itraconazole và fluconazole có thể gây ra hiện tượng đauđầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, tăng men gan, nổi ban ngứa và tróc vảy ở da [7, 8, 9].Hơn thế nữa, việc sử dụng không kiểm soát các loại thuốc kháng nấm này có thể gây ra tình trạngkháng thuốc điều trị, đồng nghĩa với việc phát sinh các chủng nấm Malassezia kháng thuốc/đa khángthuốc. Do đó việc tìm kiếm các hoạt chất kháng nấm Malassezia mới là rất cần thiết. Các hoạt chấtnày có thể được tổng hợp hóa học hoặc được chiết xuất sinh vật (vi sinh vật, động vật, thực vật).Trong đó, các hoạt chất chiết xuất từ thực vật đặc biệt là các loại thảo dược có nhiều lợi thế như hiệuquả kháng cao, an toàn khi sử dụng và hạn chế đươ ...

Tài liệu được xem nhiều: