Danh mục

Khắc phục chứng dậy muộn của trẻ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.58 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở tuổi mẫu giáo cho đến năm 6- 7 tuổi, khả năng nhận thức của trẻ em đang phát triển tốt hơn. Vì thế, đưa ra một lời giải thích cho một đứa trẻ về quy tắc và hệ quả liên quan đến giờ đến trường. Giải thích này có thể giúp trẻ luyện thói quen dậy sớm hơn. Efriyani Djuwita, tiến sĩ Tâm lý từ Đại học Tổng hợp Indonesia giải thích: trẻ em ở độ 6- 7 tuổi có khả năng thích nghi, bao gồm cả kỹ năng xã hội cũng tiếp tục phát triển. Mặc dù vậy,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khắc phục chứng dậy muộn của trẻ Khắc phục chứng dậy muộn của trẻ Ở tuổi mẫu giáo cho đến năm 6- 7 tuổi, khả năng nhận thức của trẻ em đang phát triển tốt hơn. Vì thế, đưa ra một lời giải thích cho một đứa trẻ về quy tắc và hệ quả liên quan đến giờ đến trường. Giải thích này có thể giúp trẻ luyện thói quen dậy sớm hơn. Efriyani Djuwita, tiến sĩ Tâm lý từ Đại học Tổng hợp Indonesia giải thích: trẻ em ở độ 6- 7 tuổi có khả năng thích nghi, bao gồm cả kỹ năng xã hội cũng tiếp tục phát triển. Mặc dù vậy, không có nghĩa là trẻ dưới tuổi đó không thể thích nghi. “Trẻ ở tuổi mẫu giáo cũng đã có thể rèn luyện để thích nghi, trong đó có cả việc thức dậy để đi học vào buổi sáng,” bà nói. Bí quyết để giúp trẻ khắc phục chứng ngủ trưa? Cha mẹ cần lập kế hoạch về thời gian tốt đối với trẻ em. Dự tính thời gian thức dậy vào buổi sáng đủ để trẻ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, và ăn sáng. Bạn cũng nên cân nhắc yếu tố thời gian để đưa trẻ đến trường. Thông thường, ngay sau khi thức dậy, trẻ sẽ không sẵn sàng đi rửa mặt đánh răng, mà còn nằm trên giường một lúc, sau đó mới vận động. Do đó để giúp trẻ dễ thức dậy vào buổi sáng, hãy sử dụng các âm thanh dễ thương vừa phải như tiếng chuông đồng hồ vừa đủ âm thanh đánh động nhưng dễ chịu, không quá lớn, không quá gay gắt nhưng đủ để giúp trẻ tỉnh táo phần nào. Để thói quen thức dậy được thực hiện thường xuyên và cố định, chìa khóa chính là giao tiếp. Về mặt tư duy, trẻ có thể hiểu được giải thích của bố mẹ về lý do vì sao phải thức dậy đúng giờ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng trường học quy định thời gian vào lớp và con phải thực hiện đúng quy định đó của nhà trường để không ảnh hưởng đến người khác như bạn bè, cô giáo của trẻ. Hãy giải thích về quy tắc và kết quả của việc trẻ dậy sớm tích cực như thế nào đối với trẻ. Như vậy, trẻ hiểu được hoạt động của trẻ và dễ dàng thức dậy mà không phải bắt ép. Biết rõ mong đợi của giáo viên của trẻ, tìm ra cách để làm bài tập ở nhà mỗi tối. Đó là câu trả lời sẽ giúp bạn xác định xem liệu con bạn có phải làm quá nhiều bài tập ở nhà hay không, trẻ có hay trì hoãn việc làm bài tập, khó khăn của trẻ trong học tập hay thậm chí khả năng của trẻ không đủ để đáp ứng yêu cầu ở một số mon học… Sau đó hãy nói chuyện với con của bạn để cháu biết bạn không chỉ yêu cầu thành tích của trẻ mà còn có khả năng hỗ trợ cho trẻ khắc phục một số khó khăn. Trẻ cần phải hiểu được rằng ý thức cố gắng học tập và làm việc chăm chỉ là điều quan trọng. Bài tập về nhà là một cơ hội tuyệt vời để bạn xây dựng và củng cố sự kiên trì của trẻ. Bạn có thể động viên con không nhanh chóng bỏ cuộc, kiên trì làm bài, và không thất vọng, nhụt chí khi gặp khó khăn. Nghiên cứu tại Đại học Columbia do Carol Dweck phát hiện ra rằng khi bạn nhấn mạnh hay chú trọng sự nỗ lực của trẻ khi học, bạn đã thực sự cải thiện được tính kiên trì của con bạn. Bài tập về nhà là trách nhiệm của trẻ, không phải công việc của bạn. Bạn chỉ cần trợ giúp trẻ thường xuyên, chứ không phải là người thường xuyên đưa ra câu trả lời hay làm bài tập giúp con. Nếu con bạn gặp khó khăn, bạn có thể bắt đầu giúp bé bằng cách chỉ ra các bước đúng cho trẻ. Sau đó, hãy để trẻ tiếp tục làm việc của mình. Bằng cách đó bạn sẽ không phải làm tất cả công việc cho bé. Bước cuối cùng của bạn nhưng cũng rất cần thiết là kiểm tra bài tập của trẻ sau khi hoàn thành.

Tài liệu được xem nhiều: