Danh mục

Khái niệm chủ nghĩa đa văn hóa

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 651.97 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ nghĩa đa văn hóa kế thừa tư tưởng tự do và bình đẳng của chủ nghĩa tự do của cá nhân, phát triển thành tự do và bình đẳng của cộng đồng, còn về chủ nghĩa cộng đồng thì chủ nghĩa đa văn hóa kế thừa tư tưởng về quyền được bảo vệ bản sắc văn hóa gốc của mỗi cá nhân. Bài viết trên cơ sở phân tích các định nghĩa khác nhau về văn hóa từ đó làm rõ nội hàm của khái niệm chủ nghĩa đa văn hóa và phân loại chủ nghĩa đa văn hóa trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm chủ nghĩa đa văn hóaHNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 104-109This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0033KHÁI NIỆM CHỦ NGHĨA ĐA VĂN HÓANguyễn Thi PhươngTrường Đại học Mỏ - Địa chấtTóm tắt. Chủ nghĩa đa văn hóa là học thuyết mang tính pha trộn, chứa nhiều kiến giải khácnhau, và không có nền tảng lí thuyết nhất quán. Chủ nghĩa đa văn hóa kế thừa tư tưởng tự dovà bình đẳng của chủ nghĩa tự do của cá nhân, phát triển thành tự do và bình đẳng của cộngđồng; còn về chủ nghĩa cộng đồng thì chủ nghĩa đa văn hóa kế thừa tư tưởng về quyền đượcbảo vệ bản sắc văn hóa gốc của mỗi cá nhân. Bài viết trên cơ sở phân tích các định nghĩa khácnhau về văn hóa từ đó làm rõ nội hàm của khái niệm chủ nghĩa đa văn hóa và phân loại chủnghĩa đa văn hóa trên thế giới.Từ khóa: Chủ nghĩa đa văn hóa, đa văn hóa, đa dạng văn hóa.1.Mở đầuGần nửa thế kỉ qua, chính sách văn hóa ở nhiều quốc gia đã đưa ra mục tiêu là thúc đẩy sựkhoan dung và tôn trọng bản sắc văn hóa của các cộng đồng thiểu số. Những chính sách này đượcthực hiện thông qua các biện pháp như hỗ trợ các hiệp hội cộng đồng và các hoạt động văn hóacủa họ, khuyến khích các hình ảnh tích cực trên các phương tiện truyền thông, hoàn thiện các dịchvụ công cộng nhằm đáp ứng những khác biệt văn hóa trong xã hội. Xu hướng xuất hiện và pháttriển những chính sách như vậy đã phản ánh tinh thần tự do, dân chủ, và khát vọng khẳng địnhbản sắc của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng trên thế giới. Trong các tài liệu hữu quan, khi bàn vềxu hướng nói trên, người ta thường định danh bằng thuật ngữ chủ nghĩa đa văn hóa /Multiculturalism. Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và chođến nay vẫn chưa có sự nhất quán trong cách dùng. Ở Việt Nam, mặc dù chính sách văn hóa củachúng ta có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa đa văn hóa, nhưng đây vẫn là khái niệm cònmới mẻ trong giới nghiên cứu và cộng đồng xã hội.2.Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở của chủ nghĩa đa văn hóaChủ nghĩa đa văn hóa là một chủ thuyết triết học - chính trị, nảy sinh vào những thập niên 80của thế kỉ XX nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí tính đa dạng văn hóa và sắc tộc trong lòng một xãhội.Xét từ góc độ thực tiễn, chủ nghĩa đa văn hóa tìm cho mình cơ sở hiện thực cho sự ra đời vàphát triển là những yếu tố chung sau đây: Thứ nhất, phong trào xã hội dân chủ ở các nước phươngTây những năm 70 của thế kỉ XX làm dấy lên những yêu sách về bình đẳng giới, quyền công dâncủa các tộc người thiểu số và người nhập cư.Ngày nhận bài: 19/1/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 4/4/2018.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thi Phương. Địa chỉ e-mail: nguyenthiphuong@humg.edu.vn104Khái niệm Chủ nghĩa đa văn hóaThứ hai, làn sóng di cư dâng cao, dồn những dòng chảy đổ về phương Tây dẫn đến tình trạngđẩy các nước tiếp nhận vào tình trạng mất an ninh và khủng hoảng phúc lợi xã hội. Thứ ba, sựgia tăng nhu cầu phản tư văn hóa ở mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng trước tác động của toàn cầuhóa. Đây là phản ứng chống lại xu hướng bị đồng hóa, bị hòa tan trong bối cảnh hội nhập vàtoàn cầu hóa.Bên cạnh đó, sự xuất hiện của chủ nghĩa đa văn hóa còn được thúc đẩy bởi những yếu tố dântộc và lịch sử riêng có của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, bởi vậy hình thức nảy sinh cũng như biểuhiện của chủ nghĩa đa văn hóa là rất đa dạng. Chủ nghĩa đa văn hóa được lồng ghép vào các chínhsách công của nhà nước như giáo dục, y tế, ngôn ngữ, việc làm....Xét từ góc độ lí thuyết, chủ nghĩa đa văn hóa là học thuyết mang tính pha trộn, chứa nhiềukiến giải khác nhau, và không có nền tảng lí thuyết nhất quán. Về cơ bản, chủ nghĩa đa văn hóa đãkế thừa ý tưởng của chủ nghĩa tự do cổ điển và chủ nghĩa cộng đồng.Những luận điểm cơ bản được kế thừa ở đây là:Một là, từ chủ nghĩa tự do cổ điển, mỗi cá nhân đều có quyền tự do và bình đẳng. Để duy trìvà bảo vệ quyền tự do và bình đẳng của cá nhân, thì các cá nhân phải thương lượng và thỏa thuậnvới nhau sao cho khi thực hiện quyền của người này sẽ không xâm hại quyền của người khác. Đólà khế ước xã hội hay còn gọi là một nền chính trị dân chủ, ở đó các quyền cá nhân được tôntrọng dưới sự thống trị của một quyền lực công cộng hình thành trên cơ sở khế ước xã hội. Chủnghĩa đa văn hóa đã chuyển hóa ý tưởng này thành quyền bình đẳng giữa các cộng đồng văn hóa,sắc tộc trong xã hội. Và dó đó, việc nó đề ra chính sách đa văn hóa cũng giống như việc đề rakhế ước xã hội trong chủ nghĩa tự do cổ điển.Hai là, từ chủ nghĩa cộng đồng, mỗi cá nhân đều có có một gốc văn hóa xác định, tức là cócội nguồn chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo. Những cội nguồn đó là điều kiện để cá nhân ý thức về bảnthân, về ý nghĩa của đời sống. Nếu mất đi những điều kiện như vậy, cá nhân sẽ mất đi bản sắc vàđịnh hướng lối sống. Ý tưởng đó đã được chủ nghĩa đa văn hóa chuyển hóa thành các yêu sách đòithừa nhận (về mặt đạo đức hay về mặt pháp lí) các cộng đồng văn hóa khác nhau ...

Tài liệu được xem nhiều: