Thông tin tài liệu:
Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học. Tư tưởng về giao tiếp được đề cập đến từ thời cổ đại qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế kỷ XX thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học giao tiếp. Ngay từ khi còn là các tư tưởng về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm và đặc trưng cơ bản của giao tiếp
Khái niệm và đặc trưng cơ bản của giao tiếp
Nguồn: www.tamlyhoc.net
1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học. Tư tưởng
về giao tiếp được đề cập đến từ thời cổ đại qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế
kỷ XX thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học giao tiếp. Ngay từ khi
còn là các tư tưởng về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái
niệm, bản chất giao tiếp chưa bao giờ thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả đề cập
đến một mặt, một khía cạnh của hoạt động giao tiếp.
Tuy mới hình thành mấy chục năm gần đây nhưng trong chuyên ngành
Tâm lý học đã có nhiều ý kiến, quan điểm, thậm chí trái ngược nhau về giao tiếp.
Khi tìm hiểu khám phá bản chất giao tiếp các nhà Tâm lý học đã có các hướng khá
rõ nét:
1.1. Trên thế giới
Nhà tâm lý học ng¬ười Mỹ Osgood C.E cho rằng giao tiếp bao gồm các
hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin.
Theo ông, giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh h¬ưởng lẫn nhau.
Tuy nhiên ông ch¬ưa đư¬a ra đư¬ợc nội hàm cụ thể của liên lạc và ảnh hư¬ởng
lẫn nhau. Sau ông, nhà tâm lý học ng¬ười Anh M.Argyle đã mô tả quá trình ảnh
hư¬ởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ông coi giao tiếp thông tin
mà nó đ¬ược biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không bằng ngôn ngữ giống với việc
tiếp xúc thân thể của con ng¬ười trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và
chuyển dịch không gian. Đồng thời, nhà tâm lý học Mỹ T.Sibutanhi cũng làm rõ
khái niệm liên lạc - nh¬ư là một hoạt động mà nó chế định sự phối hợp lẫn nhau
và sự thích ứng hành vi của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp hay nh¬ư
là sự trao đổi hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp hành động.
Ông viết: “Liên lạc tr¬ước hết là phư¬ơng pháp hoạt động làm giản đơn hoá sự
thích ứng hành vi lẫn nhau của con ngư¬ời. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau
trở thành liên lạc khi con ng¬ười sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”.
Các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở sự mô tả bề ngoài của hiện tượng giao
tiếp.
Cũng có nhiều ý kiến phản đối những cách hiểu trên, chẳng hạn nh¬ư nhà
nghiên cứu ng¬ười Ba Lan Sepanski đ¬ưa ra sự phân biệt giữa tiếp xúc xã hội và
tiếp xúc tâm lý (không đư¬ợc phép đồng nhất giữa liên lạc và ảnh h¬ưởng lẫn
nhau). Đồng quan điểm với ông có một số nhà nghiên cứu khác như¬ P.M.Blau,
X.R.Scott…
Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ cũng rất quan tâm tập trung vào nghiên cứu
hiện tư¬ợng giao tiếp. Có một số khái niệm đ¬ược đ¬ưa ra như¬ giao tiếp là sự
liên hệ và đối xử lẫn nhau (Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8, trang 523
của Nxb Matxcơva); giao tiếp là quá trình chuyển giao tư¬ duy và cảm xúc
(L.X.V¬gôtxki). Còn X.L.Rubinstein lại khảo sát giao tiếp d¬ưới góc độ hiểu biết
lẫn nhau giữa ngư¬ời với ng¬ười.
Trư¬ờng phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết cũng đ¬ưa ra một số
khái niệm về giao tiếp nh¬ư là một trong ba dạng cơ bản của hoạt động con
ngư¬ời, ngang với lao động và nhận thức (B.G.Ananhev); giao tiếp và lao động là
hai dạng cơ bản của hoạt động của con ng¬ời (A.N.Lêônchep); và giao tiếp là một
hình thức tồn tại song song cùng hoạt động (B.Ph.Lomov).
Một nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Fischer cũng đư¬a ra khái niệm về giao
tiếp của mình: Giao tiếp là một quá trình xã hội thư¬ờng xuyên bao gồm các dạng
thức ứng xử rất khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy, không có
sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời: giao tiếp là một tổng
thể toàn vẹn.
1.2. Ở Việt Nam
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Vũ Dũng. Giao tiếp là quá trình thiết lập
và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao
tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố nh¬ư trao đổi thông tin, xây dựng chiến l¬ược
hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu ngư¬ời khác. Giao tiếp có ba khía cạnh
chính: Giao lư¬u, tác động t¬ương hỗ và tri giác.
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện. Giao tiếp là quá trình
truyền đi, phát đi một thông tin từ một ngư¬ời hay một nhóm cho một ngư¬ời hay
một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tư¬ơng tác). Thông tin hay
thông điệp đ¬ược nguồn phát mà ng¬ười nhận phải giải mã, cả hai bên đều vận
dụng một mã chung.
Theo “Tâm lý học đại c¬ương” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao tiếp
là quá trình tiếp xúc giữa con ngư¬ời với con ngư¬ời nhằm mục đích nhận thức,
thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh h¬ưởng tác động
qua lại lẫn nhau.
Theo “Tâm lý học xã hội” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao tiếp là sự
tiếp xúc trao đổi thông tin giữa ngư¬ời với ng¬ười thông qua ngôn ngữ, cử chỉ,
tư¬ thế, trang phục…
Như vậy, có rất nhiều đinh nghĩa khác nhau về giao tiếp, mỗi tác giả tuỳ theo
phương diện nghiên cứu của mình đã rút ra một định nghĩa giao tiếp theo cách
riêng và làm ...