Khái niệm văn hóa- Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Văn hóa bao gồmcả 2 khía cạnh, khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giátrị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,… cả 2khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là 1 phần của văn hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm văn hóa và đường lối của đảng ta Khái niệm văn hóaI- Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Văn hóa bao gồm - cả 2 khía cạnh, khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,… cả 2 khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là 1 phần của văn hóa. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong - quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội, văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hoạt động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội, được biểu hiện trong các kiểu hình thức tổ chức đời sống và hoạt động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Chức năng và vai trò của văn hóaII- 1. Chức năng của văn hóa a. Chức năng giáo dục: - Là chức năng mà văn hóa thông qua các hoạt động, các sản phẩm của mình nhằm tác động một các có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn hóa mà còn bằng cả những giá trị đang hoàn thành. Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ vậy, văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thành nhân cách ở con người, trong việc “ trồng người”. - Văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch sử nhân loại. Văn hóa duy trì và phát triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng đến cái Chân- Thiện- Mĩ. b. Chức năng nhận thức: - Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hóa. Bởi con người không có nhận thức thì không thể có bất cứ một hoạt động văn hóa nào. - Nâng cao trình độ nhận thức của con người là phát huy những tiềm năng ở con người. c. Chức năng thẩm mĩ: - Cùng với nhu cầu hiểu biết con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này. Văn hóa là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất sự sáng tạo ấy. - Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người tiếp nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi người. d. Chức năng giải trí: - Các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca nhạc,… sẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí của con người. Sự giải trí bằng các hoạt động văn hóa là bổ ích, cần thiết, góp phần giúp con người lao động sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn diện. Phát triển và hoàn thiện con người và xã hội là mục tiêu cao cả của văn hóa.-2. Vai trò của văn hóa trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa a. Văn hóa là nền tảng tinh thần- Văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần, là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh của một dân tộc. Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hóa. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người- nguồn nhân lực quyết định sự phát triển xã hội.- Trong xã hội có 2 nền tảng • Nền tảng vật chất bổ sung cho nhau cùng phát triển • Nền tảng tinh thần Vật chất quyết định sự tồn tại của phần “ con”, tinh thần quyết định sự tồn tại- của phần “ người”. Nền tảng văn hóa Việt là toàn bộ các giá trị do dân tộc Việt Nam sáng tạo ra- đúc kết thành bản sắc văn hóa Việt Nam truyền tư đời này sang đời khác. Bản sắc dân tộc hình thành nên bản lĩnh tinh thần của cộng đồng dân tộc, một- quốc gia và hình thành nên niềm tin, lý tưởng chung của cộng đồng để dân tộc đó, quốc gia đó hướng tới. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, xây dựng một xã- hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người phát triển toàn diện. b. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triền Văn hóa là mục tiêu của xã hội phát triển, bởi văn hóa đại diện theo trình độ- văn m ...