Thông tin tài liệu:
Từ tâm của rãnh trượt bi trên vỏ cầu chúng tôi nối với điểm cần tạo hình bề mặt (đây là điểm trên biên dạng chi tiết khi viết contour theo cách thức gia công trên phần thứ nhất). Bước 2: Sau đó dựng dụng cụ cắt chi tiết tiếp xúc trong với biên dạng bề mặt gia công (tâm của cung tròn dao phay nằm trên đường thẳng xác định được trên bước 1). Khi đó khoảng cách L trên hình 3.6 sẽ là độ giá trị dịch chỉnh độ dài dụng cụ cắt. Với các số liệu như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHÁI QUÁT VỀ KHỚP NỐI RZEPPA, chương số 12 Chương 12: Phương pháp xác định biêndạng thực tránh hiện tượng lẹm dao, và độ dài dịch chỉnh dao Bước 1: Từ tâm của rãnh trượt bi trên vỏ cầu chúng tôi nốivới điểm cần tạo hình bề mặt (đây là điểm trên biên dạng chi tiếtkhi viết contour theo cách thức gia công trên phần thứ nhất). Bước 2: Sau đó dựng dụng cụ cắt chi tiết tiếp xúc trong vớibiên dạng bề mặt gia công (tâm của cung tròn dao phay nằm trênđường thẳng xác định được trên bước 1). Khi đó khoảng cách Ltrên hình 3.6 sẽ là độ giá trị dịch chỉnh độ dài dụng cụ cắt. Với cácsố liệu như thiết kế thì L= 2,83 mm. Bước 3: Xác định các đường contour thực thông qua việcoffset các biên dạng thực của chi tiết với độ lớn offset là khoảngcách của điểm cần tạo hình với điểm ngoài cùng của dụng cụ cắt. Hình 3.6: Cách xác định contour thực. Về trình tự gia công đối với nguyên công này Tôi sẽ trìnhbày rõ trong chương 4 của đồ án.3.2 Công nghệ gia công rãnh trượt bi trên lõi cầu.3.2.1 Gia công rãnh trượt bi trên máy tiện. Để gia công được rãnh trượt bi trên lõi cầu bằng phươngpháp tiện Tôi phải thiết kế ra một bộ đồ gá riêng cho nguyên côngnày (Hình 3.7). Trên đây là bản vẽ chi tiết của bộ đồ gá.Hình3.7 : Bản vẽ chi tiết lõi và nắp gá tiện.Hình3.8 : Bản vẽ chi tiết thân gá tiện Đối với bộ đồ gá trên thì chức năng chính của nó là giúp địnhvị và kẹp chặt chi tiết để mũi dao tiện có thể tạo hình được biêndạng rãnh trượt bi. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ đảm bảo sự chínhxác khoảng cách góc giữa các rãnh trượt bi trên lõi cầu. Việc đảmbảo sự chính xác này thông qua quá trình chia độ được thực hiệnbởi chốt phụ nhỏ nằm trên đồ gá và hệ thống các lỗ 2 nằm trênlõi cầu. Hình 3.9: Hình ảnh 3D bộ đồ gá cho nguyên công tiện rãnh. Trong quá trình gia công tiện rãnh phôi được lắp lên gá tiếpxúc với lõi gá ở bề mặt then hoa, tiếp xúc với thân gá và chốngxoay bằng chốt phụ 2 . Sau đó toàn bộ cơ cấu được kẹp chặt 1đầu bằng cơ cấu mâm cặp 3 chấu tự định tâm hạn chế 2 bậc tự dovà 1 đầu chống tâm hạn chế 2 bậc tự do (Hình 3.10). Hình 3.10: Định vị và kẹp chặt chi tiết. Với bộ đồ gá như trên thì các rãnh trượt bi trên lõi cầu sẽđược gia công theo từng cặp đối xứng nhau trên mỗi lần gá. Nhưvậy 6 rãnh trượt bi sẽ phải gia công làm 3 lần trên 3 lần gá đặt.Sau khi hoàn thành mỗi lần gia công một cặp rãnh đối xứng, chitiết được tháo ra và xoay đi một góc là 1200 thông qua chốt phụ2 rồi lại lặp lại quá trình định vị cùng kẹp chắt như trên hình 3.10và tiến hành gia công cặp rãnh tiếp theo. Về chương trình gia công rãnh này không có gì là phức tạplúc này chi tiết đã được gá vào đồ gá thì đường chạy dao của dụngcụ chỉ là một cung tròn có đường kính bằng với đường kính củarãnh trượt bi trên lõi cầu = 12,3 mm. Hai điểm đầu và điểmcuối được xác định theo bản vẽ chi tiết. Tuy vậy phương pháp này cũng còn một số hạn chế: Kết cấu đồ gá không cứng vững do chi tiết gá có kích thước nhỏ. Yêu cầu về thiết kế đồ gá do đó tăng thêm chi phí sản xuất.