Thông tin tài liệu:
Trong mỗi hệ thống kinh tế, các doanh nhân và nhà quản lý đều sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động và công nghệ để sản xuất cũng như phân phối hàng hóa và dịch vụ. Nhưng phương thức tổ chức và sử dụng các nhân tố khác nhau đó lại phản ánh những ý tưởng chính trị của mỗi quốc gia và nền văn hóa của nó. Nước Mỹ thường được mô tả là một nền kinh tế “tư bản”, một khái niệm do Các Mác - nhà kinh tế và lý thuyết xã hội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về nền kinh tế Mỹ - Chương 2: NỀN KINH TẾ MỸ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Chương 2: NỀN KINH TẾ MỸ VẬN HÀNH
NHƯ THẾ NÀO
Trong mỗi hệ thống kinh tế, các doanh nhân và nhà quản lý đều sử
dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động và công nghệ để
sản xuất cũng như phân phối hàng hóa và dịch vụ. Nhưng phương thức
tổ chức và sử dụng các nhân tố khác nhau đó lại phản ánh những ý
tưởng chính trị của mỗi quốc gia và nền văn hóa của nó.
Nước Mỹ thường được mô tả là một nền kinh tế “tư bản”, một khái
niệm do Các Mác - nhà kinh tế và lý thuyết xã hội người Đức thế kỷ
XIX - đặt ra để mô tả một hệ thống trong đó một nhóm ít người kiểm
soát một khối lượng lớn tiền tệ, hoặc vốn, và đưa ra các quyết định về
kinh tế quan trọng nhất. Mác đã đặt các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
tương phản với các nền kinh tế “xã hội chủ nghĩa”, mô hình kinh tế tập
trung nhiều quyền lực hơn vào hệ thống chính trị. Mác và những người
theo học thuyết của ông cho rằng các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tập
trung quyền lực vào tay một số nhà kinh doanh giàu có - những người
lấy mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận; ngược lại, các nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa dường như đề cao vai trò kiểm soát lớn hơn của chính
phủ, có xu hướng đặt các mục tiêu về chính trị - chẳng hạn như phân
phối công bằng hơn các nguồn tài nguyên của xã hội - lên trên lợi
nhuận.
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Trong khi các phạm trù này, dù đã bị đơn giản hóa quá mức, có những
nhân tố đúng đắn thì ngày nay chúng cũng đã thay đổi nhiều. Nếu như
chủ nghĩa tư bản thuần túy như Mác mô tả đã từng tồn tại thì nó cũng
biến dạng từ lâu khi các chính phủ ở Mỹ và nhiều quốc gia khác can
thiệp vào nền kinh tế của họ nhằm hạn chế sự tập trung quyền lực và
giải quyết nhiều vấn đề xã hội liên quan đến lợi ích thương mại mang
tính cá nhân không bị kiểm soát. Do vậy, nền kinh tế Mỹ có lẽ tốt hơn
được mô tả như một nền kinh tế “hỗn hợp”, trong đó chính phủ đóng
một vai trò quan trọng cùng với doanh nghiệp tư nhân.
Mặc dù người Mỹ thường bất đồng về ranh giới chính xác giữa lòng tin
của mình với doanh nghiệp tự do và với sự quản lý của chính phủ,
nhưng nền kinh tế hỗn hợp mà họ xây dựng và phát triển đã thu được
những thành công đáng kể.
Những nhân tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế Mỹ
Nhân tố cấu thành đầu tiên của một hệ thống kinh tế quốc gia là nguồn
tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đó. Nước Mỹ rất giàu khoáng sản,
đất đai canh tác màu mỡ và được phú cho một khí hậu ôn hoà. Nó còn
có đường bờ biển trải dài cả hai bên bờ Đại Tây Dương và Thái Bình
Dương cũng như trên vịnh Mêhicô. Những con sông bắt nguồn từ sâu
trong lục địa và hệ thống Hồ Lớn - gồm năm hồ lớn nội địa dọc theo
biên giới của Mỹ với Canada - cung cấp thêm mạng lưới giao thông
đường thuỷ. Những tuyến đường thủy mở rộng này đã giúp nước Mỹ
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
tạo ra tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm và nối liền 50 bang riêng rẽ
thành một khối kinh tế thống nhất.
Nhân tố cấu thành thứ hai là lao động, yếu tố chuyển hóa các tài
nguyên thiên nhiên thành hàng hoá. Số lượng nhân công sẵn có, và điều
quan trọng hơn là năng suất lao động của họ, đã góp phần quyết định
tình trạng lành mạnh của nền kinh tế. Xuyên suốt lịch sử của mình,
nước Mỹ đã có sự tăng trưởng liên tục về lực lượng lao động, và chính
điều đó lại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gần như liên tục. Cho
đến ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết số lao động là
người nhập cư từ châu Âu, con cái họ, hoặc người Mỹ gốc Phi, những
người mà tổ tiên họ bị mang đến Mỹ làm nô lệ. Vào những năm đầu thế
kỷ XX, có một số lượng lớn người châu Á nhập cư vào Mỹ, và rất
nhiều người nhập cư Mỹ Latinh đến vào những năm sau đó.
Mặc dù nước Mỹ đã trải qua một vài thời kỳ thất nghiệp cao và những
thời kỳ khác thiếu cung về lao động, nhưng khi có rất nhiều việc làm
thì người nhập cư lại có xu hướng đến đây. Họ thường sẵn sàng làm
việc với mức lương thấp hơn đôi chút so với lương lao động có văn
hoá; và họ nhìn chung đều phát đạt, kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều
so với ở quê hương. Nước Mỹ cũng thịnh vượng làm cho nền kinh tế
phát triển nhanh, đủ sức thu hút nhiều người mới đến hơn nữa.
Đối với sự thành công về kinh tế của một đất nước, chất lượng lao động
sẵn có - mọi người sẵn sàng làm việc chăm chỉ như thế nào và tay nghề
của họ ra sao - ít nhất cũng quan trọng như số lượng lao động. Trong
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
buổi ban đầu của nước Mỹ, cuộc sống tại vùng đất hoang vu rộng lớn
này đòi hỏi lao động nặng nhọc, và những gì được xem là nguyên tắc
làm việc của người Tin lành đã củng cố thêm nét đặc biệt này. Sự chú
trọng đặc biệt tới giáo dục, bao gồm cả đào tạo kỹ thuật và dạy nghề,
cũng góp phần đưa đến thành công kinh tế cho nước Mỹ, cũng giống
như ý chí sẵn sàng thử nghiệm và thay đổi.
Tính lưu động của lao động cũng quan trọng như thế đối với khả năng
của nền kinh tế Mỹ để thích nghi với những điều kiện thay đổi. Khi
người nhập cư tràn ...