Người Mỹ luôn luôn tin rằng họ đang sống trên một xứ sở của cơ hội, nơi mà bất kỳ người nào nếu có ý tưởng tốt, lòng quyết tâm và sẵn sàng làm việc chăm chỉ, đều có thể bắt đầu một hoạt động kinh doanh và thành đạt. Trên thực tế, lòng tin đó trong kinh doanh được thể hiện rất đa dạng, từ một cá nhân tự chủ kinh doanh cho đến tập đoàn kinh doanh quốc tế khổng lồ. Trong thế kỷ XVII và XVIII, công chúng thường ca tụng những người đi tiên phong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về nền kinh tế Mỹ - Chương 4: DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ TẬP ĐOÀNKhái quát về nền kinh tế MỹKhái quát về nền kinh tế MỹChương 4: DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ TẬP ĐOÀNNgười Mỹ luôn luôn tin rằng họ đang sống trên một xứ sở của cơ hội,nơi mà bất kỳ người nào nếu có ý tưởng tốt, lòng quyết tâm và sẵn sànglàm việc chăm chỉ, đều có thể bắt đầu một hoạt động kinh doanh vàthành đạt. Trên thực tế, lòng tin đó trong kinh doanh được thể hiện rấtđa dạng, từ một cá nhân tự chủ kinh doanh cho đến tập đoàn kinhdoanh quốc tế khổng lồ.Trong thế kỷ XVII và XVIII, công chúng thường ca tụng những ngườiđi tiên phong vượt qua khó khăn thử thách để tạo dựng một gia đình vàmột phương cách sống vượt lên điều kiện thiên nhiên hoang dã. Ở Mỹthế kỷ XIX, khi các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ nhanh chóng pháttriển rộng khắp sang các khu vực được mở rộng của biên giới nước Mỹ,người nông dân trang trại mang nhiều lý tưởng của người làm kinh tếcá thể. Nhưng đến khi dân số trong nước tăng lên và các thành phốngày càng trở nên quan trọng cho phát triển kinh tế thì giấc mơ trởthành người kinh doanh cho chính mình còn bao gồm cả các thương gianhỏ, thợ thủ công độc lập và những người tự hành nghề.Thế kỷ XX, tiếp nối xu hướng bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX, đã mangđến một bước chuyển biến to lớn cả về quy mô và tính phức tạp củahoạt động kinh tế. Trong nhiều ngành công nghiệp, các doanh nghiệpKhái quát về nền kinh tế MỹKhái quát về nền kinh tế Mỹnhỏ thường gặp phải khó khăn trong việc huy động đủ vốn và hoạtđộng với quy mô đủ lớn để sản xuất hiệu quả nhất tất cả các loại hànghóa thỏa mãn nhu cầu của những người dân ngày càng giàu có và khótính. Trong bối cảnh đó, tập đoàn kinh tế hiện đại, nơi thường tuyểndụng hàng trăm thậm chí hàng nghìn công nhân, có tầm quan trọngngày càng lớn.Ngày nay, nền kinh tế Mỹ lấy làm kiêu hãnh về một mạng lưới cácdoanh nghiệp rộng khắp, từ các doanh nghiệp chỉ do một người làmchủ cho đến những tập đoàn lớn nhất thế giới. Năm 1995, nước Mỹ có16,4 triệu doanh nghiệp không phải trang trại do một người làm chủ,1,6 triệu doanh nghiệp hợp danh và 4,5 triệu tập đoàn - tổng cộng có22,5 triệu doanh nghiệp độc lập.Doanh nghiệp nhỏNhiều khách tham quan nước ngoài lấy làm ngạc nhiên khi biết rằngthậm chí đến bây giờ, nền kinh tế Mỹ hoàn toàn không bị khống chếbởi các tập đoàn khổng lồ. 99% tất cả các doanh nghiệp độc lập trongnước tuyển dụng ít hơn 500 người. Theo Cục quản lý doanh nghiệp nhỏHoa Kỳ (SBA), các doanh nghiệp nhỏ này chiếm 52% tổng số lao độngMỹ. Khoảng 19,6 triệu người Mỹ làm việc cho các công ty có ít hơn 20người, 18,4 triệu người làm việc cho các hãng có từ khoảng 20 đến 99công nhân, và 14,6 triệu người làm cho các hãng có từ 100 đến 499công nhân. Ngược lại, 47,7 triệu người Mỹ làm việc cho các hãng có từ500 nhân viên trở lên.Khái quát về nền kinh tế MỹKhái quát về nền kinh tế MỹCác doanh nghiệp nhỏ là một nguồn động lực liên tục cho nền kinh tếMỹ. Trong thời gian từ năm 1990 đến 1995, chúng tạo ra ba phần tư sốviệc làm mới của nền kinh tế, một sự đóng góp vào tỷ lệ tăng trưởngviệc làm thậm chí còn lớn hơn so với những gì chúng tạo ra trong thậpkỷ 1980. Chúng cũng tiêu biểu cho nơi gia nhập nền kinh tế của nhữngnhóm mới. Ví dụ, phụ nữ tham gia rất nhiều vào các hoạt động kinhdoanh nhỏ. Từ năm 1987 đến năm 1997, số doanh nghiệp do phụ nữlàm chủ lên đến 89%, ước tính khoảng 8,1 triệu, và số doanh nghiệp chỉdo một phụ nữ làm chủ dự tính đạt tới 35% tổng số các doanh nghiệploại này vào năm 2000. Các hãng nhỏ cũng có xu hướng thuê nhiều hơncác công nhân lớn tuổi và những người thích làm việc theo giờ.Một thế mạnh đặc biệt của doanh nghiệp nhỏ là khả năng phản ứng rấtnhanh đối với các điều kiện kinh tế thay đổi. Họ thường quen biết cánhân khách hàng của mình và đặc biệt thích hợp để thỏa mãn các nhucầu địa phương. Các doanh nghiệp nhỏ - ví dụ các công ty kinh doanhtrong lĩnh vực máy tính ở “Thung lũng Silicon” của California và cáclãnh địa kỹ thuật cao khác - là những nguồn đổi mới kỹ thuật. Nhiềunhà cải cách công nghiệp - máy tính bắt đầu chỉ là “thợ sửa chữa”, làmviệc bên máy móc lắp ráp bằng tay trong xưởng của mình, rồi nhanhchóng phát triển thành các tập đoàn lớn đầy sức mạnh. Các công ty nhỏnhanh chóng trở thành các đấu thủ chính trong các nền kinh tế quốc giavà quốc tế bao gồm công ty phần mềm máy tính Microsoft; công tydịch vụ vận chuyển bưu kiện Federal Express; công ty sản xuất quần áoKhái quát về nền kinh tế MỹKhái quát về nền kinh tế Mỹthể thao Nike; hãng dịch vụ mạng máy tính America OnLine; và hãngsản xuất kem Ben & Jerry.Tất nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp nhỏ thất bại. Nhưng ở Mỹ, thấtbại trong kinh doanh không phải là một vết nhơ mang tính xã hội như ởmột số nước. Thông thường, thất bại được xem như một bài học kinhnghiệm giá trị cho các nhà kinh doanh, những người có thể sẽ thànhcông trong lần thử sức sau. Các nhà kinh tế nói rằng thất bại cho thấycác ...