Thông tin tài liệu:
Nước Mỹ coi hệ thống doanh nghiệp tự do của mình như là một mô hình cho các quốc gia khác. Thành công về kinh tế của đất nước này dường như củng cố quan điểm cho rằng nền kinh tế vận hành tốt nhất khi chính phủ để cho các doanh nghiệp và cá nhân giành lấy thắng lợi hay thất bại - bằng năng lực của chính họ trên những thị trường cạnh tranh và rộng mở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về nền kinh tế Mỹ - Chương 6: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Chương 6: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ
TRONG NỀN KINH TẾ
Nước Mỹ coi hệ thống doanh nghiệp tự do của mình như là một mô
hình cho các quốc gia khác. Thành công về kinh tế của đất nước này
dường như củng cố quan điểm cho rằng nền kinh tế vận hành tốt nhất
khi chính phủ để cho các doanh nghiệp và cá nhân giành lấy thắng lợi -
hay thất bại - bằng năng lực của chính họ trên những thị trường cạnh
tranh và rộng mở. Nhưng chính xác thì kinh doanh trong hệ thống
doanh nghiệp tự do của Mỹ được “tự do” đến mức nào? Câu trả lời là
“không hoàn toàn”. Một tập hợp những quy định phức tạp của chính
phủ đã định hình nhiều phương diện của hoạt động kinh doanh. Mỗi
năm, chính phủ lại thảo ra hàng ngàn trang những quy định mới,
thường là giải thích rõ ràng và chi tiết những gì các doanh nghiệp được
phép làm và không được làm.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của người Mỹ đối với hoạt động điều tiết của
chính phủ vẫn luôn thay đổi. Trong những năm gần đây, các chính sách
điều tiết trở nên chặt chẽ hơn trong một số lĩnh vực và nới lỏng hơn ở
những lĩnh vực khác. Trên thực tế, một chủ đề xuyên suốt trong lịch sử
kinh tế Mỹ gần đây là cuộc tranh luận liên tục về việc khi nào thì chính
phủ nên can thiệp vào hoạt động kinh doanh và ở mức độ nào.
Chính sách tự do kinh doanh và sự can thiệp của chính phủ
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Trong lịch sử, chính sách kinh doanh của chính phủ Mỹ được tóm tắt
bằng một thuật ngữ tiếng Pháp “laissez-faire” (hãy để mặc nó). Khái
niệm này xuất phát từ các học thuyết kinh tế của Adam Smith, một nhà
kinh tế học người Xcôtlen ở thế kỷ XVIII, người mà các tác phẩm của
ông đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Smith
tin rằng lợi ích cá nhân cần có tự do hoàn toàn. Ông nói rằng chừng nào
các thị trường còn tự do và cạnh tranh thì hoạt động của từng người,
được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, sẽ có thể phối hợp để tạo ra lợi ích
lớn hơn cho xã hội. Smith ủng hộ một số dạng can thiệp của chính phủ,
chủ yếu để thiết lập nên những qui tắc cơ bản cho doanh nghiệp tự do.
Nhưng chính sự ủng hộ mạnh mẽ của ông đối với việc thực thi các
chính sách tự do kinh doanh đã khiến ông được ưa chuộng ở Mỹ, một
đất nước được xây dựng trên lòng tin vào cá nhân và ngờ vực uy
quyền.
Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, việc thực thi chính sách tự do
kinh doanh không ngăn cản các nhóm lợi ích cá nhân hướng tới chính
phủ để nhờ giúp đỡ. Các công ty đường sắt chấp nhận sự giúp đỡ về đất
đai và tiền trợ cấp công ích trong thế kỷ XIX. Các ngành công nghiệp
đương đầu với cạnh tranh mạnh mẽ của nước ngoài từ lâu đã kêu gọi sự
bảo hộ thông qua chính sách thương mại. Ngành nông nghiệp Mỹ, hầu
như toàn bộ nằm trong tay tư nhân, đã hưởng lợi từ những chính sách
trợ giúp của chính phủ. Nhiều ngành công nghiệp khác cũng tìm kiếm
và nhận được sự giúp đỡ của chính phủ từ việc cắt giảm thuế cho đến
trợ cấp toàn bộ.
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Sự điều tiết của chính phủ đối với ngành công nghiệp tư nhân có thể
được chia thành hai phạm trù - điều tiết kinh tế và điều tiết xã hội. Hoạt
động điều tiết kinh tế chủ yếu tìm cách kiểm soát giá cả. Được xây
dựng về mặt lý thuyết để bảo vệ người tiêu dùng và những công ty nhất
định (thường là các doanh nghiệp nhỏ) trước các công ty có thế lực
mạnh hơn, hoạt động này thường được biện hộ trên cơ sở cho rằng các
điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo không tồn tại và do đó bản
thân chúng không thể tự tạo ra sự bảo hộ như vậy. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, các hoạt động điều tiết kinh tế lại được tiến hành
nhằm bảo vệ các công ty tránh khỏi sự cạnh tranh tiêu cực. Ngược lại,
điều tiết xã hội lại thúc đẩy các mục tiêu không mang tính kinh tế -
chẳng hạn như điều kiện làm việc an toàn hơn hoặc một môi trường
trong sạch hơn. Các hoạt động điều tiết xã hội tìm cách hạn chế hoặc
ngăn cấm các hành vi có hại mang tính tập thể hoặc khuyến khích các
hành vi được xã hội mong muốn. Ví dụ, chính phủ kiểm soát việc xả
khói thải từ các nhà máy, và cắt giảm thuế cho những công ty đáp ứng
được các chuẩn mực nhất định về quyền lợi hưu trí và sức khoẻ đối với
người lao động của mình.
Lịch sử nước Mỹ đã nhiều lần chứng kiến sự dao động giữa những
nguyên tắc tự do kinh doanh và những yêu cầu về sự điều tiết của chính
phủ ở cả hai hình thức. Trong 25 năm qua, những người theo phái tự do
cũng như phái bảo thủ đều tìm cách giảm bớt hoặc xóa bỏ một số hình
thức điều tiết kinh tế, nhất trí rằng các hoạt động điều tiết này đã bảo vệ
một cách sai lầm các công ty tránh khỏi cạnh tranh bằng phí tổn của
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị lại có rất nhiều ý
kiến khác nhau về điều tiết xã hội. Những người tự do nghiêng về ủng
hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm thúc đẩy hàng loạt các mục tiêu
phi kinh tế, trong khi những người bảo thủ lại coi đó như là một sự xâm
phạm làm cho các doanh nghiệp bị ...