Thông tin tài liệu:
Vào những ngày đầu tiên của quốc gia này, hoạt động nông nghiệp đã giữ một vị trí chủ yếu trong nền kinh tế và văn hóa Hoa Kỳ. Tất nhiên, nông dân có một vai trò quan trọng trong bất cứ xã hội nào vì họ nuôi sống mọi người. Nhưng hoạt động nông nghiệp được đánh giá đặc biệt ở nước Mỹ. Trong giai đoạn ban đầu của đất nước, người nông dân được coi là khuôn mẫu cho những đức tính cần thiết trong hoạt động kinh tế như cần cù chịu khó, sáng tạo, và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về nền kinh tế Mỹ - Chương 8: NGÀNH NÔNG NGHIỆP MỸ: TẦM QUAN TRỌNG ĐANG THAY ĐỔI
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Chương 8: NGÀNH NÔNG NGHIỆP MỸ:
TẦM QUAN TRỌNG ĐANG THAY ĐỔI
Vào những ngày đầu tiên của quốc gia này, hoạt động nông nghiệp đã
giữ một vị trí chủ yếu trong nền kinh tế và văn hóa Hoa Kỳ. Tất nhiên,
nông dân có một vai trò quan trọng trong bất cứ xã hội nào vì họ nuôi
sống mọi người. Nhưng hoạt động nông nghiệp được đánh giá đặc biệt
ở nước Mỹ. Trong giai đoạn ban đầu của đất nước, người nông dân
được coi là khuôn mẫu cho những đức tính cần thiết trong hoạt động
kinh tế như cần cù chịu khó, sáng tạo, và làm ăn tự chủ. Hơn thế nữa,
nhiều người Mỹ - đặc biệt là những người nhập cư chưa bao giờ có một
mảnh đất và chưa từng có quyền sở hữu đối với sức lao động và sản
phẩm của chính mình - thấy rằng sở hữu một trang trại là chiếc vé để đi
vào hệ thống kinh tế Mỹ. Ngay cả những người đã rời bỏ nông nghiệp
cũng thường sử dụng đất đai như một loại hàng hóa rất dễ mua và bán
để mở ra con đường kiếm lời khác.
Người nông dân Mỹ nhìn chung đều khá thành công trong việc sản xuất
lương thực thực phẩm. Quả thực, đôi khi sự thành công của họ lại gây
ra vấn đề rắc rối nhất: theo chu kỳ, lĩnh vực nông nghiệp phải chịu
những đợt sản xuất thừa gây sức ép lên giá cả. Với những chu kỳ dài,
chính phủ phải giúp giải quyết ổn thỏa tình trạng xấu nhất đó. Nhưng
trong những năm gần đây, sự trợ giúp như vậy đã giảm xuống; điều này
phản ánh mong muốn của chính phủ trong việc cắt giảm chi tiêu, đồng
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
thời cho thấy lĩnh vực nông nghiệp đã giảm bớt ảnh hưởng về mặt
chính trị.
Nông dân Mỹ có khả năng tạo ra sản lượng lớn do nhiều yếu tố. Thứ
nhất, họ làm việc trong những điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi.
Vùng Trung Tây nước Mỹ có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa
vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm
cho phép tưới rộng khắp cho những nơi còn thiếu.
Các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình
độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ.
Ngày nay, không có gì lạ khi nhìn thấy những người nông dân lái máy
kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày,
máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và rất đắt tiền. Công nghệ sinh học
đưa đến việc phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn.
Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến (theo các nhà
môi trường thì đã quá phổ biến). Máy tính đi theo hoạt động của trang
trại, và thậm chí công nghệ vũ trụ được sử dụng để tìm ra những nơi tốt
nhất cho gieo trồng và thâm canh mùa màng. Hơn thế nữa, theo định kỳ
các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và
những phương pháp mới để phục vụ nuôi trồng, chẳng hạn như các hồ
nhân tạo để nuôi cá.
Tuy vậy, người nông dân vẫn chưa loại bỏ được một số qui luật cơ bản
của tự nhiên. Họ vẫn còn phải chiến đấu với những thế lực nằm ngoài
sự kiểm soát của mình - đáng chú ý nhất là thời tiết. Mặc dù khí hậu
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
vùng Bắc Mỹ nhìn chung là ôn hòa nhưng đôi khi vẫn có lũ lụt và hạn
hán. Những thay đổi về thời tiết làm cho nông nghiệp có chu kỳ kinh tế
riêng của mình, và thường không liên quan đến nền kinh tế nói chung.
Những lời kêu gọi chính phủ trợ giúp xuất hiện khi có những yếu tố
chống lại thành công của nông dân; đôi khi các nhân tố khác nhau cùng
ập đến đẩy các nông trại đến bên bờ phá sản thì các yêu cầu xin giúp đỡ
đặc biệt tăng mạnh. Ví dụ, trong những năm 1930, sản xuất thừa, thời
tiết xấu, và cuộc Đại khủng hoảng kết hợp xuất hiện như một khó khăn
không thể vượt qua đối với nhiều nông dân Mỹ. Chính phủ đã khắc
phục tình hình bằng những cuộc cải cách nông nghiệp có ảnh hưởng
sâu rộng - đáng chú ý nhất là hệ thống trợ giá. Sự can thiệp với quy mô
lớn chưa từng thấy này kéo dài cho đến tận cuối những năm 1990, khi
Quốc hội dỡ bỏ nhiều chương trình hỗ trợ.
Vào cuối những năm 1990, nền kinh tế nông nghiệp của Mỹ vẫn tiếp
tục chu kỳ lên xuống riêng của mình, tăng mạnh vào năm 1996 và
1997, sau đó lại bước sang giai đoạn đình trệ trong hai năm tiếp theo.
Nhưng đó là một nền kinh tế trang trại khác hẳn so với nền kinh tế đã
từng tồn tại vào đầu thế kỷ này.
Chính sách nông nghiệp ban đầu
Trong thời kỳ thuộc địa của lịch sử nước Mỹ, Vương quốc Anh chia đất
đai thành những khoanh lớn để ban cho các công ty tư nhân hoặc cá
nhân. Những người được ban đất lại tiếp tục chia đất đai ra và bán nó
cho những người khác. Khi giành được độc lập từ tay nước Anh vào
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
năm 1783, những người sáng lập nước Mỹ thấy cần phải xây dựng một
hệ thống phân phối đất đai mới. Họ thống nhất rằng tất cả đất đai chưa
có người sở hữu sẽ thuộc quyền của chính phủ liên bang, lúc đó chính
phủ có thể bán nó với giá 2,50 USD một a (6,25 USD một hecta).
Nhiều người bất chấp nguy hiểm và khó khăn để định cư trên những
mảnh đất mới, đó là những người nghèo, và họ thường định cư như
“những người lấn chiếm đất công” mà kh ...