Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp
Số trang: 26
Loại file: doc
Dung lượng: 865.50 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn ở Mỹ đã lan tràn sang các quốc gia ở khu vực và
phủ khắp toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã để lại hậu quả vô cùng to lớn về mọi
mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn ở Mỹ đã lan tràn sang các quốc gia ở khu vực và phủ khắp toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã để lại hậu quả vô cùng to lớn về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Trong đó, dễ nhìn thấy nhất là nền kinh tế các nước đang lâm vào khủng hoảng. Đặc biệt các doanh nghiệp là những đối tượng bị tác động trực tiếp và nặng nề. Hàng ngàn doanh nghiệp đã biến mất trên đấu trường kinh tế kể cả một số tập đoàn lớn trên thế giới, hàng ngàn các doanh nghiệp khác thoi thóp hoặc tồn tại một cách khó khăn. Tất nhiên vẫn có những doanh nghiệp trụ vững và hoạt động bình thường, mặc dù các doanh nghiệp này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng. Vậy thì tại sao lại có sự khác biệt đến như thế? Câu trả lời có liên quan đến nhiệm vụ phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Một khi thường xuyên tiến hành và tiến hành có hiệu quả hoạt động phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, xác định đúng đắn và đầy đủ nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có các kế hoạch quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, đề ra các chiến lược phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai thông qua công việc tiến hành dự báo, dự đoán các điều kiện kinh doanh. Mặt khác phân tích tài chính doanh nghiệp là công việc được quan tâm và yêu cầu thường xuyên bởi nhiều đối tượng như nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng,… Các đối tượng sẽ nhờ đó mà đưa ra các quyết định để phục vụ cho lĩnh vực quản lý của họ. Qua đó, từ các tác nhân chủ quan và khách quan, từ các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đó cũng là một trong những mục tiêu lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp. Nhờ vậy doanh nghiệp mới tạo được uy tín cũng như thương hiệu của mình, ổn định tình hình tài chính, hạn chế những rủi ro luôn tiềm ẩn và có thể đứng vững và phát triển, thậm chí là vươn bàn tay quyền lực kinh tế để mở rộng “mảnh đất kinh doanh” của mình trên toàn thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng và sự thiết yếu như thế trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt được thể hiện rõ nét trong bối cảnh hiện nay kết hợp với những kiến thức lý luận đã tiếp thu trong nhà trường, và tài liệu tham khảo thực tế cùng sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình của thày cô giáo và toàn thể các cô chú tại phòng Tài chính- Kế toán của Công ty cổ phần Xây lắp điện I, mà em đã chọn đề tài “Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây lắp điện I” làm đề tài luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì kết cấu của bài luận văn gồm ba chương lớn như sau: Chương I: Những lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xây lắp điện I. Chương III: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây lắp điện I. Chương I: Những lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1. Những lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghi ệp 1.1.1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính bởi nó trực tiếp gắn liền và phục vụ quá trình sản xuất của các đơn vị cơ sở. Từ đó tác động tới toàn bộ hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh, mở rộng thị trường… Nói cách khác, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu như sau: Thứ nhất đó là việc lựa chọn và quyết định đầu tư. Doanh nghiệp thường có khá nhiều sự lựa chọn để đầu tư nhưng đầu tư vào thời điểm nào,đầu tư vào đâu và đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả như mong muốn thì cần phải có các quyết định và sự lựa chọn đúng đắn. Đặc biệt là đối với các quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như thử sức với một dòng sản phẩm hoàn toàn mới, thay đổi quy trình công nghệ,… thì doanh nghiệp càng cần phải thận trọng nhưng kịp thời đưa ra quyết định. Kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư trên phương diện tài chính là doanh nghiệp cần xem xét các dòng tiền vào cũng như dòng tiền ra liên quan đến khoản đầu tư. Từ đó đánh giá hiệu quả tài chính của quyết định đầu tư đó. Thứ hai là công việc xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Vốn là nhân tố tiên quyết cho các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, một trong những công việc cần phải làm là xác định nhu cầu vốn thường xuyên và tổ chức huy động nguồn vốn đó một cách kịp thời, đầy đủ và có lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ thuật để thực hiện công việc này là đưa ra kết cấu nguồn vốn hợp lý, tổng hợp tất cả các nguồn có thể huy động vốn và tính toán chi phí sử dụng vốn, những điểm thuận lợi và khó khăn của từng hình thức huy động, từ đó lựa chọn một hoặc một số hình thức huy động tốt nhất… Thứ ba là phải làm sao sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp đưa ra yêu cầu với số vốn huy động được cần ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn ở Mỹ đã lan tràn sang các quốc gia ở khu vực và phủ khắp toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã để lại hậu quả vô cùng to lớn về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Trong đó, dễ nhìn thấy nhất là nền kinh tế các nước đang lâm vào khủng hoảng. Đặc biệt các doanh nghiệp là những đối tượng bị tác động trực tiếp và nặng nề. Hàng ngàn doanh nghiệp đã biến mất trên đấu trường kinh tế kể cả một số tập đoàn lớn trên thế giới, hàng ngàn các doanh nghiệp khác thoi thóp hoặc tồn tại một cách khó khăn. Tất nhiên vẫn có những doanh nghiệp trụ vững và hoạt động bình thường, mặc dù các doanh nghiệp này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng. Vậy thì tại sao lại có sự khác biệt đến như thế? Câu trả lời có liên quan đến nhiệm vụ phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Một khi thường xuyên tiến hành và tiến hành có hiệu quả hoạt động phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, xác định đúng đắn và đầy đủ nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có các kế hoạch quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, đề ra các chiến lược phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai thông qua công việc tiến hành dự báo, dự đoán các điều kiện kinh doanh. Mặt khác phân tích tài chính doanh nghiệp là công việc được quan tâm và yêu cầu thường xuyên bởi nhiều đối tượng như nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng,… Các đối tượng sẽ nhờ đó mà đưa ra các quyết định để phục vụ cho lĩnh vực quản lý của họ. Qua đó, từ các tác nhân chủ quan và khách quan, từ các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đó cũng là một trong những mục tiêu lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp. Nhờ vậy doanh nghiệp mới tạo được uy tín cũng như thương hiệu của mình, ổn định tình hình tài chính, hạn chế những rủi ro luôn tiềm ẩn và có thể đứng vững và phát triển, thậm chí là vươn bàn tay quyền lực kinh tế để mở rộng “mảnh đất kinh doanh” của mình trên toàn thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng và sự thiết yếu như thế trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt được thể hiện rõ nét trong bối cảnh hiện nay kết hợp với những kiến thức lý luận đã tiếp thu trong nhà trường, và tài liệu tham khảo thực tế cùng sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình của thày cô giáo và toàn thể các cô chú tại phòng Tài chính- Kế toán của Công ty cổ phần Xây lắp điện I, mà em đã chọn đề tài “Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây lắp điện I” làm đề tài luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì kết cấu của bài luận văn gồm ba chương lớn như sau: Chương I: Những lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xây lắp điện I. Chương III: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây lắp điện I. Chương I: Những lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1. Những lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghi ệp 1.1.1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính bởi nó trực tiếp gắn liền và phục vụ quá trình sản xuất của các đơn vị cơ sở. Từ đó tác động tới toàn bộ hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh, mở rộng thị trường… Nói cách khác, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu như sau: Thứ nhất đó là việc lựa chọn và quyết định đầu tư. Doanh nghiệp thường có khá nhiều sự lựa chọn để đầu tư nhưng đầu tư vào thời điểm nào,đầu tư vào đâu và đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả như mong muốn thì cần phải có các quyết định và sự lựa chọn đúng đắn. Đặc biệt là đối với các quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như thử sức với một dòng sản phẩm hoàn toàn mới, thay đổi quy trình công nghệ,… thì doanh nghiệp càng cần phải thận trọng nhưng kịp thời đưa ra quyết định. Kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư trên phương diện tài chính là doanh nghiệp cần xem xét các dòng tiền vào cũng như dòng tiền ra liên quan đến khoản đầu tư. Từ đó đánh giá hiệu quả tài chính của quyết định đầu tư đó. Thứ hai là công việc xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Vốn là nhân tố tiên quyết cho các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, một trong những công việc cần phải làm là xác định nhu cầu vốn thường xuyên và tổ chức huy động nguồn vốn đó một cách kịp thời, đầy đủ và có lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ thuật để thực hiện công việc này là đưa ra kết cấu nguồn vốn hợp lý, tổng hợp tất cả các nguồn có thể huy động vốn và tính toán chi phí sử dụng vốn, những điểm thuận lợi và khó khăn của từng hình thức huy động, từ đó lựa chọn một hoặc một số hình thức huy động tốt nhất… Thứ ba là phải làm sao sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp đưa ra yêu cầu với số vốn huy động được cần ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài chính doanh nghiệp phân tích tài chính doanh nghiệp khái quát tài chính doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 421 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 382 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 370 10 0 -
3 trang 303 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 290 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 286 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 270 1 0