Danh mục

Khai thác các ứng dụng tăng tốc mạng (phần 2)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.49 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp theo phần 1, chúng ta sẽ nghiên cứu một công cụ quản lý các thư mục chia sẻ trong mạng LAN. Chương trình giúp bạn kiểm soát có điểm yếu bảo mật hay không và có thể kết nối rất nhanh đến chia sẻ nào đang có trong mạng Tìm kiếm và truy cập nhanh các thư mục chia sẻ trong mạng bằng Network Scanner (http://cdn.simtel.net/pub/simtel/00/...nner_setup.exe) Trong cửa sổ chính của chương trình, bạn sẽ thấy vùng Target chứa các vùng địa chỉ mạng mà máy tính Windows 7 của bạn đang kết nối vào. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác các ứng dụng tăng tốc mạng (phần 2) Khai thác các ứng dụng tăng tốc mạng (phần 2)Tiếp theo phần 1, chúng ta sẽ nghiên cứu một công cụ quản lý các thư mục chia sẻ trongmạng LAN. Chương trình giúp bạn kiểm soát có điểm yếu bảo mật hay không và có thểkết nối rất nhanh đến chia sẻ nào đang có trong mạngTìm kiếm và truy cập nhanh các thư mục chia sẻ trong mạng bằng NetworkScanner(http://cdn.simtel.net/pub/simtel/00/...nner_setup.exe) Trong cửa sổ chính của chươngtrình, bạn sẽ thấy vùng Target chứa các vùng địa chỉ mạng mà máy tính Windows 7 củabạn đang kết nối vào. Số lượng vùng địa chỉ mạng có trong danh sách nhiều hay ít, tùythuộc vào số lượng kết nối (Network Connections) mà hệ thống đang có. Nếu chỉ muốnquan sát một vùng mạng nào đó mà thôi, thì bạn có thể tắt đi các phần đánh dấu chọn bêncạnh các vùng mạng không muốn xem. Phía dưới mục Services, bạn hãy đánh dấu chọncác dịch vụ mà quá trình quét tìm cần phát hiện giúp bạn như chia sẻ thư mục (Netbios),dịch vụ trao đổi tập tin (FTP), hay dịch vụ web (HTTP).Nếu vùng địa chỉ mà bạn muốn quét chưa có trong danh sách, thì bạn hãy đưa nó vàodanh sách bằng menu Edit – Add IP range. Trước hết, bạn hãy đặt tên cho vùng địa chỉsắp thêm vào. Lưu ý chỉ nên dùng tiếng Anh hoặc tiếng Việt không dấu. Sau đó, bạnnhập vào địa chỉ đầu tiên trong vùng địa chỉ ở mục Start IP, và địa chỉ cuối cùng củavùng địa chỉ trong mục Stop IP.Nếu không muốn nhập vào địa chỉ cuối, bạn hãy nhấn chọn nút Class B khi vùng địa chỉnằm trong lớp B (với subnet mask là 255.255.0.0), hoặc nhấn vào nút Class C khi vùngđịa chỉ nằm trong lớp C (với subnet mask là 255.255.255.0).Có một cách khác nữa để bạn có được vùng địa chỉ, là dùng chức năng tự phát hiện bằngnút chức năng Detect IP Range. Nhấn vào đó và chương trình sẽ yêu cầu bạn chọn mộttrong ba loại kết nối là địa chỉ mạng cục bộ (Local IP address), địa chỉ mạng diện rộng(External IP Address) hay địa chỉ IP từ một máy tính nào đó do bạn nhập vào (Addressfrom Host).Bước kế tiếp là bạn chọn kết nối mạng từ card mạng nào trong hệ thống cần dùng để lấyđịa chỉ đưa vào danh sách. Bạn chọn một trong các mục bên dưới phần Select IP, rồi nhấnnút OK để xác nhận. Vùng địa chỉ sẽ tự động được điền vào các mục Start IP, Stop IP vàbạn chỉ việc nhấn OK để đồng ý.Trong vùng địa chỉ IP nào đó chỉ có vài máy tính riêng lẻ nằm không liên tục nhau, đểtiết kiệm thời gian trong quá trình dò tìm, bạn có thể đưa các địa chỉ IP riêng lẻ ấy vàodanh sách bằng menu Edit – Add List.Nhập tên của danh sách đang tạo, nhấn vào nút Add, sau đó nhập vào địa chỉ IP của máytính trong mạng cần thêm vào danh sách, và nhấn OK. Bạn lặp đi lặp lại thao tác đó chođến khi điền đủ mọi địa chỉ IP. Cửa sổ này còn cung cấp chức năng Export để xuất danhsách các địa chỉ IP đã nhập ra thành một tập tin dạng .TXT để bạn lưu trữ. Muốn đưa nóvào chương trình Network Scanner cài trên một máy tính khác, hay sau khi bạn đã cài đặtlại hệ điều hành trên máy tính này, bạn dùng chức năng Import, rồi chọn tập tin .TXT đãlưu.Muốn hiệu chỉnh nội dung các mục trong danh sách Target, bạn có thể nhấn kép chuộtvào tên các vùng địa chỉ đó. Nhấn phải chuột trên một mục bất kỳ của danh sách, bạn sẽcó thể xóa mục đó đi bằng chức năng Delete, hay xóa cả danh sách bằng mục Delete All.Sau khi hoàn thiện danh sách các máy tính cần xử lý, bạn hãy bắt đầu thao tác quét tìmbằng menu Scan – Scan. Sau khi quá trình dò tìm hoàn tất, bạn sẽ nhìn thấy tất cả các thưmục chia sẻ trên các máy tính ấy. Ngoài ra, các máy tính có cài dịch vụ FTP, hay dịch vụWeb cũng được thể hiện, nếu bạn đã đánh dấu chọn dịch vụ trong bước đầu tiên. Muốntruy cập thử vào phần chia sẻ nào, bạn chỉ việc bấm kép chuột vào tên thư mục ấy trongcác mục tìm thấy.Nếu thư mục bạn truy cập thử được chia sẻ theo dạng không bảo mật bằng, thì việc truycập sẽ thành công ngay lập tức. Trường hợp thư mục đó được chia sẻ theo dạng tài khoảnngười dùng, một cửa sổ sẽ bật lên, yêu cầu bạn nhập vào tên và mật khẩu tương ứng vớitài khoản ấy. Điều này cũng xảy ra khi bạn chỉ có quyền truy cập vào các phần chia sẻthông thường, nhưng lại muốn truy cập thử vào các phần chia sẻ hệ thống như C$ hayADMIN$...Thay vì chỉ truy cập, nếu muốn gán phần chia sẻ nào đó thành một ổ đĩa trong hệ thốngmáy tính đang chạy chương trình, bạn nhấn chọn phần chia ấy, rồi dùng menu Resources– Map Drive. Trong cửa sổ Map Network Drive, bạn chỉ cần chọn ký tự tên ổ đĩa muốngán trong mục Drive, còn thư mục chia sẻ thì đã được gán sẵn thư mục mà bạn chọntrong bước trước, và bạn không thể thay đổi. Muốn ổ đĩa sẽ được gán lại tự động sau khikhởi động lại máy tính, bạn đánh dấu mục Reconnect at logon, còn muốn dùng một tàikhoản khác kết nối ổ đĩa mạng này, bạn đánh dấu mục Connect using differentcredentials.Khi cần cập nhật lại trạng thái danh mục các phần chia sẻ trong hệ thống mạng, bạn dùngmenu Scan – Update All. Hoặc bạn có thể đánh dấu lại các vùng địa chỉ mạng tron ...

Tài liệu được xem nhiều: