Danh mục

KHAI THÁC CẦU ĐƯỜNG - PHẦN II ĐƯỜNG Ô TÔ - CHƯƠNG 1

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.13 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

BIẾN DẠNG, HƯ HỎNG CỦA ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH I. Khái niệm chung về khoa học khai thác đường 1.1 Khái niệm chung về môn học: QLKTĐ là môn học có quan hệ trực tiếp với các môn thiết kế và thi công những công trình giao thông trên đường. Nó giới thiệu các nguyên tắc và phương pháp đảm bảo giao thông an toàn và thuận lợi theo vận tốc, tải trọng thiết kế với tổn vân doanh ít nhất. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHAI THÁC CẦU ĐƯỜNG - PHẦN II ĐƯỜNG Ô TÔ - CHƯƠNG 1 CHƯƠNG I BIẾN DẠNG, HƯ HỎNG CỦA ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNHI. Khái niệm chung về khoa học khai thác đường1.1 Khái niệm chung về môn học: QLKTĐ là môn học có quan hệ trực tiếp với các môn thiết kế và thi công những công trình giao thông trên đường. Nó giới thiệu các nguyên tắc vàphương pháp đảm bảo giao thông an toàn và thuận lợi theo vận tốc, tải trọng thiết kế với tổn vân doanh ít nhất.1.2 Vai trò quản lý khai thác đường - Đảm bảo cho những con đường luôn là động lực phát triển kinh tế, văn hoá, và xã hội. - Đảm bảo cho những con đường góp phần đáng kể cho sự ổn định về chính trị - Đảm bảo cho những con đường mang lại những lợi ích và lợi nhuận đáng kể.1.3 Nhiệm vụ của khai thác đường Tận dụng hợp lí nhất ôtô và đường để phục vụ chuyên chở hàng hoá và con nguời.II. Biến dạng hư hỏng điển hình của nền mặt đường Nền đường là một kết cấu tổng thể, biến dạng của nền ảnh hưởng lớn đến mặt đường. Để tìm ra nguyên nhân ta phân biệt biến dạng của nền đường vàbiến dạng mặt đường2.1. Biến dạng nền đường : Trong nền đường có biến dạng đàn hồi (ít ảnh hưởng, xảy ra cho nền mặt đường có cường độ cao) và biến dạng còn dư (xảy cho nền mặt đường cócường độ thấp). Biến dạng còn dư có thể là đề hoặc là không đều + Biến dạng còn dư đều: là khi nền đường lún đều do đất được nén lại trong quá trình thời gian. Biến dạng còn dư mà đều đặn trên khắp cả đoạnđường thì không có gì nguy hiểm (trường hợp này rất ít khi sảy ra) + Biến dạng còn dư không đều: làm cho nền đường lún không đều cả về chiều dọc lẫn chiều ngang vì: - Do đất không đồng chất. - Độ ẩm không đều trong đất - Chiều cao nền đường không như nhau - Tải trọng tác dụng không đều.(chỗ xe chạy nhiều, chỗ xe chạy thấp) Ngoài biến dạng nền đường do lún còn có dạng hư hỏng khác như: + Nền đường bị sụp (1) + Mái ta luy đường bị lở, trụt, trượt,...(2) + Lề đường bị biến dạng (3) (1.) Nền đường thường bị sụp ở các đoạn như: + Nền đắp trên lầy, nền đắp và đào ở vùng có các tơ. + Nền đường bị trượt thường gặp ở các đoạn đường: - Đắp trên sườn dốc, - Đắp trên đoạn đường thường bị trụt lở Nguyên nhân: Móng đất không được chuẩn bị tốt do + Không làm bậc tam cấp ở sườn dốc + Không đầm nén kỹ + Móng ở đất có lớp đất yếu, đất quá ẩm,.. (2.) Mái đường bị trượt theo nhiều hình thức trượt như: + Bị trượt quay + Bị truợt khi lún + Bị trượt trôi, trượt cắt.. Mái đường có thể bị lở: + Do gió, + Do nước xâm thực, chủ yếu thường thấy ở nền đường đất cát, đất ít dính. Mái đường bị trượt khi lún thường gặp ở những nơi: + Nền đất đắp trên các lớp đất yếu, có khả năng bị nén lún và trồi sang một bên, + Đất đắp trên những lớp cát trôi, những lớp khoáng dễ bị nước sói mòn như thạch cao, đất muối,... Mái đường bị trượt trôi: + Thường thấy ở những đường đắp trên sườn dốc + Hoặc trên những lớp đất đá nghiêng không ổn định. (3) Lề đường bị biến dạng khi: + Mặt đường hẹp: + Xe thường chạy hoặc tránh nhau ra phía lề + Đất ở lề đường thường đầm nén không kỹ, lề không được gia cố và nhất là việc thoát nước mặt chảy trên đuờng không được đảm bảo.2.2. Biến dạng kết cấu mặt đường Biến dạng đàn hồi: phát sinh trong mặt đường vững chắc, cường độ cao, được đầm nén kỹ, đặt trên nến đất khô ráo đủ độ chặt yêu cầu. Sau khi bánh xeđi qua rồi thì thì biến dạng này sẽ được phục hồi hoàn toàn. Biến dạng dẻo không phục hồi (còn dư): trong phạm vi bé phát sinh là do mỗi lần bánh xe chạy qua làm cho mặt đường được nén lại.Tác dụng nàycủa bánh xe sẽ đầm nén dần dần cho mặt đường thêm chặt. Nếu trị số của biến dạng này không vượt quá giới hạn cho phép thì nó có tác dụng tốt. Hiệntượng này xảy ra trong giai đoạn đầu khi mặt đường vừa mới xây dựng xong. * Đối với mặt đường nhựa có các dạng hư hỏng sau: + Mặt đường bị lún:Do nền đường bị ẩm hay yếu cục bộ( do quá ẩm), do quá trình đầm nén bỏ sót hặc do tải trọng xe chạy tác dụng quá lớn, do mặtđường không đồng nhấ.t + Mặt đường bị nứt nẻ: có nhiều dạng nứt khác nhau: - Nứt ngang: do ứng suất nhiệt gây ra và các đường nứt ngang suất hiện một cách có quy luật trên mặt đường, chúng cách nhau tương đối đềuđặn (≤10m). Các vết nứt ngang thường thấy xuất hiện trong mặt đường bêtông nhựa, mựt đường đá dăm và sỏi sạngia cố nhựa, mặt đường BTXM khi cáckhe biến dạng bố trí không hợp lý. - Nứt dọc: Vết nứt theo vệt bánh xe phát sinh chủ yếu là do móng yếu, do quá ẩm ướt hoặc từng lớp vật liệu trong kết cấu mặt đường không đủcường độ hoặc do xe ...

Tài liệu được xem nhiều: