Danh mục

Khai thác giá trị ẩm thực phục vụ phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Hà Giang trong bối cảnh hội nhập

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.98 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Khai thác giá trị ẩm thực phục vụ phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Hà Giang trong bối cảnh hội nhập" đã đưa ra 4 giải pháp: (i) Phát triển du lịch thông minh; (ii) Đẩy mạnh quảng bá trên các nền tảng, phương tiện truyền thông; (iii) Tập huấn về công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm và (iv) Minh bạch và ổn định giá nhằm phát triển du lịch Hà Giang bền vững trong bối cảnh hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác giá trị ẩm thực phục vụ phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Hà Giang trong bối cảnh hội nhập KHAI THÁC GIÁ TRỊ ẨM THỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH HÀ GIANG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Nguyễn Thị Quế Loan1 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Hà Giang với mục đích tìm hiểu giá trị văn hoá ẩm thực ở Hà Giang và tiềm năng phát triển của nó. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn 560 du khách khi đến Hà Giang trong thời gian tháng 5 và tháng 10/2023.Kết quả cho thấy Hà Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ẩm thực nhưng chưa được chú trọng khai thác hợp lý để phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra 4 giải pháp: (i) Phát triển du lịch thông minh; (ii) Đẩy mạnh quảng bá trên các nền tảng, phương tiện truyền thông; (iii) Tập huấn về công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm và (iv) Minh bạch và ổn định giá nhằm phát triển du lịch Hà Giang bền vững trong bối cảnh hội nhập. Từ khóa: Du lịch ẩm thực, Hà Giang, hội nhập, sản phẩm, tiềm năng phát triển.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”, du lịch đã và đang đóngvai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam. Theo Cục Du lịchQuốc gia Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2023, ngành du lịch Việt Nam có sự phục hồiđáng kể với lượng khách du lịch quốc tế đạt 12.599.145 triệu lượt người (gấp gần 4 lầnso với năm 2022), khách nội địa ước đạt 108 triệu lượt người (vượt 5,8% so với năm2023). Doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỷ đồng,tăng 14,7% so với năm 2022 (Vietnam National Tourism Administration, 2023). Tuynhiên, có thể thấy, dù vượtchỉ tiêu năm 2022, nhưng con số này mới chỉ bằng 70% sovới năm 2019 (thời điểm chưa xảy ra đại dịch Covid-19). Theo Google Trends (công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google), từ đầunăm 2023 đến nay, nhu cầu về du lịch Việt Nam liên tục nằm trong tốp tăng nhanhnhất trên thế giới, lượng tìm kiếm của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam từ vị tríthứ 11 lên vị trí thứ 6 (Tourist Information Center, 2023). Điều đó cho thấy, Việt Namcó cơ hội tốt trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch để thu hútkhách quốc tế đến trong thời gian tới. Đặc biệt, khi thế giới trở nên “phẳng” hơn nhờcuộc cách mạng công nghệ thông tin như hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tinphát triển du lịch thông minh, góp phần nâng cao hiệu quả quảng bá, tăng sức hấp dẫn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.1414 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...cho sản phẩm du lịch… có ảnh hưởng lớn đến quyết định điểm đến, thời gian lưu trúcủa du khách. Chính vì vậy, khai thác tiềm năng du lịch, trong đó có du lịch ẩm thực- một loại hình du lịch đầy sức hấp dẫn sẽ góp phần đáng kể thu hút du khách trongvà ngoài nước.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người và cũng là một trong những yếu tốphản ánh văn hoá tộc người. Mỗi tộc người đều có món ăn đặc trưng, cách chế biến,cách ứng xử, hành vi, thói quen, những kiêng kỵ, cách bày biện, thức thưởng thức mónăn, thức uống tạo thành nét riêng - giá trị riêng của tộc người mình. Chính vì vậy, ởnhững địa phương có nhiều tộc người sinh sống, văn hoá ẩm thực của mỗi tộc người sẽtrở thành tài sản quý giá của tộc người đó nói riêng, địa phương đó nói chung - đặc biệtlà ở những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch nếu như biết khai thác hợp lý. Giá trị ẩm thực được hiểu là tính ích dụng của sản phẩm ẩm thực được cộng đồngnhìn nhận, đánh giá, công nhận. Việc khai thác giá trị ẩm thực trong du lịch sẽ gópphần đem lại thu nhập cho cộng đồng tộc người ở địa phương, đồng thời góp phầngiữ gìn, quảng bá, lưu giữ những nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của địa phương/cộngđồng tộc người. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các nhà phân tích cơ hội toàn cầu và dự báongành đánh giá thị trường du lịch ẩm thực sẽ tăng trưởng ổn định ngay cả khi gặpnhững thách thức, bất ổn toàn cầu bởi dù đi đến đâu, con người vẫn cần đồ ăn và thứcuống để tồn tại, hay nói một cách khác ăn uống là nhu cầu thiết yếu của du khách ởtất cả các điểm du lịch (Faruk Seyitoglu, 2018). Chính vì vậy, du lịch ẩm thực đã trởnên quan trọng và trở thành một phần tăng trưởng nhanh chóng tạo nên sức hấp dẫncủa điểm đến du lịch trong những năm gần đây. Mong muốn được trải nghiệm hươngvị địa phương tại điểm đến và cơ sở lưu trú của du khách đã tạo tiền đề cho sự pháttriển của du lịch ẩm thực (Umit Sormaz; Halil Akmese; Eda Gunes; Sercan Aras,2016). Song cũng nhờ ẩm thực, du khách có thể có được trải nghiệm du lịch khóquên. Chính vì vậy, trải nghiệm ẩm thực là một phần quan trọng trong hành trình dulịch của mỗi du khách. Du lịch ẩm thực được các nhà khoa học quan tâm cả trong nghiên cứu cơ bảncũng như các nghiên cứu ứng dụng. Trước hết, khái niệm Du lịch ẩm thực được nhìnnhận là “Các chuyến tham quan nơi sản xuất thực phẩm, lễ hội ẩm thực, nhà hàng vàcác địa điểm cụ thể mà hương vị ẩm thực và/hoặc trải nghiệm về đặc trưng của cácsản phẩm thực phẩm điển hình là lý do chính cho chuyến đi” (Enrico Bonetti; MicheleSimoni; Raffaele Cercola, 2014). Ashleigh Ellis và các cộng sự cho rằng “du lịch ẩmthực chính là nhân học văn hóa thông qua việc tìm hiểu sự tương tác của khách du lịchvới địa điểm du lịch qua ẩm thực”. Du lịch ẩm thực là một trải nghiệm vượt xa việctham quan thông thường “đó là việc thưởng thức hương vị của một vùng, hòa mìnhPhần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 415vào văn hóa ẩm thực của vùng đó và tìm hiểu về câu chuyện mà mỗi món ăn truyềntải” (UCF, 2019; Iqbal Uddin Abbasi, 2023). Dưới góc độ nhìn nhận, đánh giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: