Danh mục

Khai thác tài nguyên văn hóa biển trong phát triển du lịch địa phương

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.07 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Khai thác tài nguyên văn hóa biển trong phát triển du lịch địa phương" tập trung tìm hiểu về khai thác tài nguyên du lịch văn hóa biển hiện nay trong hoạt động du lịch, khả năng đáp ứng của điểm đến, một số hạn chế và từ đó đóng góp một số đề xuất cho việc khai thác tài nguyên văn hóa biển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác tài nguyên văn hóa biển trong phát triển du lịch địa phương KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VĂN HÓA BIỂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG Trần Đình Huy1 Tóm tắt: Du lịch biển được xem là loại hình du lịch truyền thống và đang thu hút số đông du khách. Qua khảo sát, các tour du lịch biển hiện nay phần lớn chỉ tập trung khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên, chưa hoặc ít kết hợp với tài nguyên du lịch văn hóa. Bài viết phân tích những lí do khiến tài nguyên văn hóa vùng biển chưa đáp ứng tiêu chí của một điểm du lịch, khiến cho một thời gian dài chúng ta chưa khai thác hiệu quả cũng như tạo sự phát triển bền vững cho du lịch địa phương. Việc kết hợp các giá trị văn hóa biển như: hệ thống cơ sở thờ tự tín ngưỡng (dinh, vạn thờ Cá Ông), các làng nghề (đóng ghe, làm ngư cụ), ẩm thực (chế biến từ các loại hải sản),… với tài nguyên du lịch tự nhiên sẽ góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch, đặc biệt là thu hút du khách nước ngoài. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh tài nguyên văn hóa vùng biển cũng góp phần cải thiện kinh tế địa phương, giúp các di tích lịch sử văn hóa có thêm nguồn tài trợ để được trùng tu và bảo dưỡng. Từ khóa: Bảo tồn văn hóa biển, du lịch biển, phát triển du lịch bền vững, tài nguyên văn hóa biển.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các tỉnh duyên hải Việt Nam được đánh giá có nhiều điều kiện phát triển du lịch,với các bãi cát, vịnh biển và đảo được đánh giá cao trong bảng xếp hạng thế giới về cácđiểm đến du lịch. Khảo sát các điểm đến, các tour du lịch biển phổ biến hiện nay, chúngtôi nhận thấy chưa có nhiều sản phẩm du lịch có kết hợp tài nguyên du lịch tự nhiên vàtài nguyên du lịch văn hóa biển. Bên cạnh nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và cósức thu hút lớn, tài nguyên du lịch văn hóa vùng biển cũng có những nét đặc sắc riêng. Thông qua khảo sát tư liệu và điền dã thực tế một số địa phương Nam Trung Bộvà Nam Bộ, chúng tôi tập trung tìm hiểu về khai thác tài nguyên du lịch văn hóa biểnhiện nay trong hoạt động du lịch, khả năng đáp ứng của điểm đến, một số hạn chế vàtừ đó đóng góp một số đề xuất cho việc khai thác tài nguyên văn hóa biển. Trên thựctế, tài nguyên văn hóa biển chưa được khai thác nhiều cho hoạt động du lịch bởi nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, với nghiên cứu này chúng tôi mongmuốn đóng góp cho sự phát triển du lịch bền vững đặc biệt du lịch khai thác tài nguyênvăn hóa biển. Hiện nay, cuộc sống mưu sinh từ biển gặp khó khăn hơn rất nhiều, hoạtđộng du lịch một phần nào đó giúp cải thiện sinh kế địa phương và xa hơn chính là đadạng hóa sản phẩm du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế.1 Trường Đại học Văn Hiến.282 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa và phát triển du lịch bền vững Theo cách phân loại hiện nay, tài nguyên du lịch được chia thành hai loại chínhđó là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch vănhóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị vănhóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình laođộng sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch (Quốc hội,2021). Tài nguyên du lịch văn hóa chính là các sản phẩm được con người sáng tạo,có thể là giá trị vật chất hoặc tinh thần, mang nét đặc thù từng địa phương, có sức thuhút và có thể khai thác cho hoạt động du lịch. Trên thực tế, tài nguyên du lịch văn hóathường ít thu hút hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên và thường đáp ứng nhu cầukhám phá, tìm hiểu hơn là hưởng thụ hay giải trí. Theo Luật Du lịch Việt Nam, du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triểntrên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyềnthống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại (Quốc hội, 2021). Có thể hiểu rằngdu lịch văn hóa là một loại hình du lịch, trong đó khai thác các thế mạnh về tài nguyênvăn hóa, biến nó trở thành các sản phẩm du lịch. Việc khai thác di sản cho hoạt độngdu lịch có nhiều mặt tích cực như giúp bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa, di sản,nhưng trái lại có thể dẫn đến thương mại hóa di sản, văn hóa, làm biến tướng hoặc hủyhoại di sản đó. Những năm gần đây, du lịch cộng đồng được quan tâm đến nhiều không chỉ quốctế mà ở Việt Nam. Khách du lịch không khó để tìm một địa điểm du lịch cộng đồngtrên Internet. Mặc dù được quan tâm nhiều gần đây, nhưng không nhiều địa phươngthành công với mô hình du lịch cộng đồng. Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa rằng, dulịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa củacộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Như vậy,phát triển du lịch cộng đồng chính là phát triển du lịch bền vững, trong đó cộng đồngđịa phương tham gia vào hoạt động du lịch và được hưởng lợi từ du lịch. Du lịch cộngđồng không chỉ đóng góp về mặt kinh tế, cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương,mà còn có những tác động tích cực đến văn hóa địa phương, việc bảo tồn các di tích,... Phát triển bền vững là mục tiêu được toàn xã hội quan tâm, trên rất nhiều lĩnhvực từ kinh tế, giáo dục, y tế, đến du lịch. Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạtđộng du lịch có tính đến đầy đủ các tác động kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại vàtương lai, vừa đáp ứng được nhu cầu của du khách và sự phát triển của ngành du lịch,vừa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và các yêu cầu của cộng đồngđịa phương. Phát triển du lịch bền vững liên quan đến các khía cạnh môi trường, kinhtế và văn hóa - xã hội của phát triển du lịch, đòi hỏi phải thiết lập sự cân bằng hợp lýgiữa ba khía cạnh này ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: