Thông tin tài liệu:
Mục tiêu: 1. Xác định được rối loạn về lượng và chất của ý thức. 2. Xác định được mức độ liệt, rối loạn trương lực cơ, loạng choạng, vận động bất thường và rối loạn dáng đi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHÁM, DẤU CHỨNG LÂM SÀNG THẦN KINH VỀ TÌNH TRẠNG Ý THỨC VÀ VẬN ĐỘNG KHÁM , DẤU CHỨNG LÂM SÀNG THẦN KINH VỀ TÌNH TRẠNG Ý THỨC VÀ VẬN ĐỘNGMục tiêu: 1. Xác định được rối loạn về lượng và chất của ý thức. 2. Xác định được mức độ liệt, rối loạn trương lực cơ, loạng choạng, vận động bất thường và rối loạn dáng đi.I. TÌNH TRẠNG Ý THỨC1. Ý thức bình thường:Người bệnh nhận định và trả lời các câu hỏi rõ ràng chínhxác.Thường chúng ta ghi vào trong bệnh án là tỉnh táo, có nghĩa là ý thức bình thường.2. Rối loạn ý thức ( RLYT )2.1. Rối loạn về lượng của ý thức Theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau: -Ý thức u ám: Người bệnh còn định hướng được, trả lời đúng các câu hỏi nhưngchậm chạp, ý nghèo nàn.-Ngủ gà: Ngái ngủ, lơ mơ nhưng còn đáp ứng với những kích thích mạnh. Còn phảnứng bảo vệ như gọi to còn mở mắt nhìn theo. Còn thực hiện được theo mệnh lệnhcủa thầy thuốc như dơ tay, thè lưỡi... Khi hết kích thích lại ngủ tiếp mặc dù thầythuốc đang ngồìi bên cạnh .-Tiền hôn mê: Không tiếp xúc được với người bệnh như gọi, hỏi không trả lời; kíchthích đau không tỉnh trở lại nhưng còn phản ứng đúng.-Hôn mê: Mất hẳn liên hệ với ngoại giới và đời sống thực vật ít nhiều bị rối loạn.Kích thích đau phản ứng không chính xác hoặc không còn phản ứng.RLYT gặp trong tổn thương não, rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc...2.2.Rối loạn về chất của ý thức -Mê sảng: Người bệnh không nhận định được và cũng không trả lời đúng các câu hỏi,hốt hoảng, nói lảm nhảm, thậm chí chạy, đập phá. Có ảo tưởng ( là tri giác sai lầm vềsự vật có thật ở bên ngoài )và ảo giác ( là tri giác sai lầm về sự vật không có thật ởbên ngoài ) thường hay gặp là ảo thị và ảo thính . Sau khi hết mê sãíng thì bệnh nhânnhớ lại ảo tưởng, ảo giác đã qua thường gặp trong sốt rét ác tính, tiền hôn mê gan, sốtcao ở trẻ em... -Loạn trí: Luôn nói những từ, câu vô nghĩa không liên quan nhau. Không định hướngđược không gian ( ở đâu ), thời gian ( lúc nào ) và ngay cả bản thân mình ( tên, tuổi,nghề...). Loạn trí cũng có ảo tưởng, ảo giác nhưng ít hơn mê sãíng. Khi bị loạn trí ítkhi trở lại bình thường, nhưng nếu khỏi thì không còn nhớ các ảo tưởng ảo giác đãqua. Loạn trí gặp trong giang mai thần kinh giai đoạn III, thoái hóa não nặng, bệnhnão do tăng huyết áp...II.TÌNH TRẠNG VẬN ĐỘNG1.Khám cơ lực Cơ lực phụ thuộc hệ thần kinh, hệ cơ xương khớp, yếu tố tâm lý.1.1. Cách khám 1Có 3 cách khám cơ lực theo tuần tự sau đây:1.1.1.Làm động tác thông thường Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các động tác đồng thời hai bên như giơ hai tay hoặchai chân, gấp hoặc duỗi 2 tay hoặc 2 chân... nếu không thực hiện được là liệt nặngsau khi đã loại trừ bệnh tâm căn, bệnh cơ xương khớp.1.1.2. Chống đối động tác Cho chúng ta biết cơ lực của từng nhóm cơ một. Người bệnh làm một động tác nàođó thì thầy thuốc chống lại như bệnh nhân co tay thì thầy thuốc cố kéo ra hoặc ngượclại... và phải làm đối xứng hai bên.1.1.3. Nghiệm pháp Chỉ dùng khi liệt nhẹ còn liệt nặng không cần đến nghiệm pháp. -Nghiệm pháp Barré: + Chi trên:Người bệnh nằm ngữa, giơ thẳng 2 tay ra phía trước, lòng bàn tay để ngữa tạo vớimặt giường một góc 60° bên nào liệt thì sẽ quay sấp và rơi xuống trước, hoặc tay bênliệt cứ đưa lên đưa xuống ít (gượng để giữ tư thế ban đầu). Nếu liệt hai bên thì chưađầy 1 phút đã rơi xuống. 60o Hình 1.Nghiệm pháp(NP) Barré chi trên 2 + Chi dưới Người bệnh nằm sấp đưa 2 cẳng chân không chạm vào nhau tạo với mặt giường mộtgóc 45°. 45o Hình 2.Nghiệm pháp Barré chi dướiBên nào liệt sẽ rơi xuống trước,nếu liệt hai bên thì chưa đầy 1 phút đã rơi xuống saukhi đã loại trừ yếu tố tâm lý.Khi nghi ngờ do yếu tố tâm lý thì phải dùng nghiệm pháp Barré cải biên bằng cáchnằm sấp, gấp hai cẳng chân tối đa vào mông nếu liệt thật sự thì cẳng chân sẽ duỗira, còn giả vờ thì vẫn để nguyên như củ. Hình 3.Nghiệm pháp Barré cải biên- Nghiệm pháp Mingazzini: Chỉ dành cho chi dưới thực hiện ở tư thế nằm ngữa. NPcổ điển (Hình 4a) là giơ hai chân, đùi vuông góc với mặt giường và cẳng chân vuônggóc với đùi. Ngày nay ít sử dụng mà thay vào đó tạo một góc tù giữa cẳng chân và đùi,đùi và thân khoảng 130° (Hình 4b). Hình 4a.NP Mingazzine cổ điển Hình 4b.NP Mingazzine cải biênNếu liệt bên nào thì bên đó rơi xuống trước hoặc nếu liệt hai bên thì chưa đầy mộtphút đã rơi xuống.1.2.Kết quả khám- Khám cơ lực cho ta biết được mức độ liệt:+ Liệt nặng (hoàn toàn) là không làm được những động tác thông thường.+ Liệt nhẹ còn làm được những động tác thông thường nhưng chậm và yếu cần phảidùng cách khám thứ hai và thứ ba để xác định.- Khám cơ lực cho biết vị trí liệt nhưng không cho biết liệt do tổn thương nơron vậnđộng trung ương hoặc ngoại biên. ...