Thông tin tài liệu:
Khám mật độ gan: Ấn nhẹ các đầu ngón tay lên mặt gan xem tính chất mềm (viêm gan cấp), chắc (xơ gan), hoặc u cứng (trong ung thư gan) hay u căng mềm (áp xe gan). + Tìm cảm giác của gan: - Ấn bàn tay lên mặt gan: xem đau hay không đau. - Làm nghiệm pháp rung gan:đặt bàn tay trái để các ngón tay theo kẽ liên sườn trên gan. Dùng cườm tay phải chặt nhẹ lên tay trái, khi chặt tay nếu bệnh nhân cảm thấy đau vùng gan thì gọi là rung...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám ổ bụng (Kỳ 3) Khám ổ bụng (Kỳ 3) + Khám mật độ gan: Ấn nhẹ các đầu ngón tay lên mặt gan xem tính chất mềm (viêm gan cấp),chắc (xơ gan), hoặc u cứng (trong ung thư gan) hay u căng mềm (áp xe gan). + Tìm cảm giác của gan: - Ấn bàn tay lên mặt gan: xem đau hay không đau. - Làm nghiệm pháp rung gan:đặt bàn tay trái để các ngón tay theo kẽ liênsườn trên gan. Dùng cườm tay phải chặt nhẹ lên tay trái, khi chặt tay nếu bệnhnhân cảm thấy đau vùng gan thì gọi là rung gan (+) (gặp trong áp xe gan ổ lớn). - Ấn vào điểm ở liên sườn IX trên đường nách giữa phải, nếu bệnh nhânđau gọi là Ludlow (+): trong áp xe gan ổ lớn. + Làm nghiệm pháp phản hồi gan-tĩnh mạch cổ: Ấn bàn tay phải vào vùng gan (gan to) dưới bờ sườn phải, ấn từ nhẹ đếnmạnh dần, đồng thời quan sát tĩnh mạch cảnh của bệnh nhân (đầu nghiêng bêntrái) nếu tĩnh mạch cảnh nổi rõ dần lên, khi bỏ tay ra thì tĩnh mạch xẹp lại như cũthì nghiệm pháp (+) chứng tỏ gan ứ máu (suy tim toàn bộ hoặc suy tim phải). 10.4.4. Vùng thượng vị và lân cận: Chủ yếu khám dạ dày- tá tràng, đại tràng ngang. + Khám dạ dày- tá tràng: - Có thể thấy nhu động dạ dày nổi như rắn bò: gặp trong hẹp tắc môn vị(dấu hiệu Bouveret). - Có một vài điểm đau trong các bệnh sau đây: . Điểm thượng vị đau (điểm nằm giữa đường ức-rốn): gặp trong loét dạ dày. . Điểm môn vị-hành tá tràng (điểm tiếp giáp giữa rốn-hõm nách phải vớiđường ngang qua điểm thượng vị): gặp trong loét môn vị hành tá tràng. . Điểm tá tụy đau (trên đường giữa rốn nối hõm nách phải cách rốn khoảng4cm): gặp trong loét tá tràng, viêm tụy tạng. . Có thể gõ trực tiếp bằng 1-2 ngón tay vào vùng thượng vị tạo nên chấnđộng xuống sâu, bệnh nhân đau khi viêm dạ dày (dấu hiệu Mendel). + Khám đại tràng ngang: Nếu đại tràng ngang viêm mạn thì có thể sờ thấy một dải tròn di động, đau,vắt ngang và thõng trên rốn (thường nằm ở vùng rốn). + Khám tụy: nếu có viêm tụy thì: - Điểm tá tụy đau. - Tam giác tụy ấn đau (tam giác Chauffard) là tam giác cân đỉnh hướng vềrốn hai cạnh là: đường ức-rốn và đường hõm nách phải- rốn, từ rốn lấy lên 5cm(người thấp), 7cm (người cao). + Điểm sườn-sống lưng bên trái (điểm Mayo- Robson) đau: gặp trong viêmtụy (đó là điểm gặp nhau giữa cột sống và bờ dưới xương sườn XII). 10.4.5. Vùng hạ sườn trái và lân cận: Chủ yếu khám lách và đại tràng góc lách. + Khám lách: Bình thường lách nằm trong lồng ngực đối chiếu ra khung xương sườn nhưhình bầu dục mà trục dọc đi cùng hướng với xương sườn X và dài khoảng 6-8cmđến sườn XI (4-6cm). Nếu nằm nghiêng phải gõ không thấy đục, nếu gõ đục thìlách đã bắt đầu to hơn bình thường nhưng chưa ló khỏi bờ sườn. Vì lách có thể tochiều dọc xuống dưới có khi tới mào chậu (lách sốt rét) hoặc ngang sang bên phải(bệnh máu) nên phải thăm dò để xác định lách to theo đường từ cực dưới của láchtheo trục của nó đến bờ sườn là bao nhiêu cm. Có thể xác định cực trên bằng cáchgõ. Khám lách cần xem mặt lách nhẵn hay u cục, mật độ chắc, cứng hay mềm, códi động không? + Khám đại tràng và góc lách: Như khám góc gan và các vùng khác của đại tràng. 10.4.6. Vùng mạng sườn trái và lân cận: Chủ yếu là khám thận trái và đại tràng xuống. + Khám thận trái: Khám thận, niệu quản trái giống như khám thận, niệu quản phải. + Khám đại tràng xuống: Bình thường khó sờ thấy, trong bệnh táo bón có thể thấy phân lổn nhổn,trong viêm đại tràng thấy đau dọc mạng sườn khi ấn. 10.4.7. Vùng hố chậu trái và lân cận: Chủ yếu khám đại tràng xích ma và phần phụ của nữ: + Khám đại tràng xích ma: Hai tay để song song kéo tay dần dần từ gần rốn đến nếp bẹn trái, nếu đạitràng xích ma viêm to, xơ sẽ thấy lăn bật dưới ngón tay như một khúc dồi mềmđau (trong viêm) hoặc như một sợi thừng vắt ngang (trong viêm xơ mạn), songsong với nếp bẹn thừng xích ma (+). + Khám buồng trứng và phần phụ: giống như cách khám bên phải. 10.4.8. Vùng hạ vị: Chủ yếu khám bàng quang, tử cung. + Khám bàng quang: Bình thường không sờ thấy, khi căng nước tiểu do chưa đi tiểu hoặc bí đáithì có thể sờ thấy như một quả bóng căng nhẵn, đau tức có khi lên tới quá rốn. + Khám tử cung: Bình thường không sờ thấy, nếu có viêm phải khám bằng đường âm đạo,nếu có mang thì tùy từng tháng mà có kích thước to nhỏ khác nhau, tròn nhẵn,không đau tức khi khám, di động dễ, sờ được các vùng chi, lưng, đầu, nghe đượctim thai vào tháng cuối. ...