Thông tin tài liệu:
Sang trọng, uy nghiêm, những tiện nghi hiện đại, biệt điện là nơi thể hiện đỉnh cao sự uy quyền, giàu sang của chủ nhân. Biệt điện Trần Lệ Xuân tọa lạc trên đồi Lam Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, được khởi công xây dựng vào năm 1958 với diện tích khoảng 13.000m².
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám phá biệt điện Trần Lệ XuânKhám phá biệt điện Trần Lệ XuânSang trọng, uy nghiêm, những tiện nghi hiện đại, biệtđiện là nơi thể hiện đỉnh cao sự uy quyền, giàu sangcủa chủ nhân.Biệt điện Trần Lệ Xuân tọa lạc trên đồi Lam Sơn,cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 3km, đượckhởi công xây dựng vào năm 1958 với diện tíchkhoảng 13.000m².Khu biệt điện từng là “đệ nhất trời Nam” này gồm 3biệt thự là: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọcđược xây dựng với những mục đích khác nhau. Biệt thự Lam Ngọc.Biệt thự Bạch Ngọc (nơi giải trí của gia đình Trần LệXuân và các tướng tá) tráng lệ nhất, với mặt tiềnhướng về đường Yết Kiêu, với cầu thang dài, với hồbơi nước nóng phía trước. Nội thất bên trong củaBạch Ngọc khá hiện đại với phòng họp, phòng làmviệc, khiêu vũ, trang điểm…Biệt thự Lam Ngọc (nơi nghỉ cuối tuần của gia đìnhLệ Xuân) có hướng quay về biệt thự Bạch Ngọc vàđược thiết kế gấp khúc, với nhiều phòng ốc nối nhau.Tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống lò sưởikiểu Pháp hiện đại vào bậc nhất thời đó. Trong phòngăn có chiếc tủ lạnh có dung tích khá thể hiện sự giàucó của gia đình này. Tại Lam Ngọc, còn có mộtđường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn với sứcchứa khoảng 10 người có nắp đậy bằng thép. Hầmkhông sâu nhưng rộng, với nhiều kệ sách và két sắtbên trong.Rời Lam Ngọc, men theo một con đường uốn cong sẽđến Hồng Ngọc. Biệt thự có diện tích nhỏ hơn cả vànằm khá tách biệt, là quà tặng của Trần Lệ Xuândành cho cha mình. Nếu Lam Ngọc, Bạch Ngọcmang thiết kế của kiến trúc Pháp hiện đại thì Hồngngọc mang đặc trưng của trường phái cổ điển vớinhững viên đá màu xám, cột tròn.Trong khuôn viên biệt điện Trần Lệ Xuân có khuvườn mang đậm phong cách Nhật với những thảm cỏ,bãi đá, những loại hoa lạ và đẹp của Đà Lạt. Hồ hoasen tinh khiết cân đối một cách hoàn hảo với nhaucũng như hòa hợp một cách kỳ lạ với các biệt thự vàrừng thông xung quanh. Sau vườn hoa có một hồnước. Khi được bơm đầy, đáy hồ sẽ hiện lên hình bảnđồ Việt Nam. Giữa địa đồ thu nhỏ này còn có cả dảiphân cách thể hiện vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam-Bắc.Đến đây vào ban ngày, từ vọng đài ngoài sân, dukhách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ nét đẹp của khubiệt điện, cùng những con đường nhỏ uốn cong,những ngôi nhà ẩn hiện trong màu xanh của thông.Nếu đến vào ban đêm, du khách sẽ được trải nghiệmcảm giác đế vương, nhâm nhi bình trà nóng trong cáilạnh của Đà Lạt, trong cái đẹp sang trọng nhưngkhông kém phần lãng mạn của biệt điện, những đêmtrời có trăng khung cảnh càng thơ mộng.Hầm thoát hiểm trong biệt thự Lam Ngọc khôngsâu.Biệt thự Hồng Ngọc.Biệt thự Bạch Ngọc với hồ bơi nước nóng lộthiên. Một góc khác của biệt thự Bạch Ngọc.Khu vườn phong cách Nhật giữanhững đồi thông ngút ngàn phía sauLam Ngọc, tạo nên nét độc đáo chobiệt điện.Phía trước Bạch Ngọc.Khu trưng bày những di tích, những mốc lịch sửcủa cuộc chiến tranh giành độc lập ở TâyNguyên. Những bản sao hoàn hảo của những cuốn sách, tuyên ngôn được lưu trữ trên vách tường tại Trung tâm.Hiện nay, biệt điện Trần Lệ Xuân đã trở thành Trungtâm Lưu trữ Quốc gia IV, là nơi tái hiện sinh độngcuộc đấu tranh kiên cường trong cuộc chiến giànhđộc lập của Tây Nguyên và là nơi bảo quản khối tàiliệu Mộc bản triều Nguyễn từng được UNESCO côngnhận là di sản tư liệu thế giới.Huỳnh HằngTheo Bưu Điện Việt Nam