Danh mục

Khám phá tác động của áp lực thể chế đến lựa chọn chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 533.85 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu cũng chỉ ra một số hàm ý, kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam ứng dụng CLKDTTMT như là một cách vượt qua các rào cản môi trường trong bối cảnh bảo hộ thương mại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám phá tác động của áp lực thể chế đến lựa chọn chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại KHÁM PHÁ TÁC ĐỘNG CỦA ÁP LỰC THỂ CHẾ ĐẾN LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BẢO HỘ THƯƠNG MẠI EXPLORING INSTITUTIONAL PRESSURES ON ENVIRONMENTALLYFRIENDLY STRATEGIES OF VIETNAM SEAFOOD ENTERPRISES IN TRADE PROTECTIONISM CONTEXT TS. Đỗ Thị Bình Trường Đại học Thương mạiTóm tắt Với cách tiếp cận nghiên cứu định tính dựa trên thu thập tài liệu thứ cấp và phỏngvấn 44 nhà quản lý đến từ 28 doanh nghiệp, bài nghiên cứu đã khám phá tác động của 03áp lực thể chế - “qui định pháp luật, “tiêu chuẩn” và “bắt chước”- đến việc lựa chọnchiến lược kinh doanh thân thiện môi trường (CLKDTTMT) của các doanh nghiệp (DN)xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nghiên cứu khẳng định áp lực thể chế về qui định pháp luậtvà tiêu chuẩn môi trường trong nước còn yếu so với nước ngoài, trong khi đó áp lực bắtchước trong nước lại lớn hơn. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra một số hàm ý, kiến nghị đối vớicác nhà hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam ứngdụng CLKDTTMT như là một cách vượt qua các rào cản môi trường trong bối cảnh bảohộ thương mại.Từ khóa: Áp lực thể chế, chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường, thủy sản, Việt NamAbstract Using qualitative approach based on secondary data collection and interviewing44 managers from 28 firms, the paper explores 3 institutional pressures - coercive,normative and mimetic pressure - on environmentally friendly strategies of Vietnamseafood firms. The paper confirms local coercive, normative pressures are weaker thaninternational one, while local mimetic pressure is higher than international mimeticpressure. The paper also highlights some implications for public policy makers tostimulate Vietnam seafood firms to adopt environmentally friendly strategy as a way toovercome environmental barriers in trade protectionism context.Keywords: Institutional pressures, environmentally friendly strategy, seafood, Vietnam1. Đặt vấn đề Tại sao một số doanh nghiệp (DN) lại theo đuổi chiến lược kinh doanh thân thiệnmôi trường (CLKDTTMT) vượt xa việc tuân thủ các qui định bắt buộc, thậm chí khi chưacó đủ minh chứng rằng chiến lược đó sẽ mang lại hiệu quả? Những nghiên cứu gần đâytrong lĩnh vực chiến lược xanh, CLKDTTMT... đã chứng minh rằng: việc theo đuổi cácloại hình chiến lược xanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các bên liên quan bên ngoài 83DN cũng như các áp lực thể chế đến từ các nhà quản lý chính sách, đối thủ cạnh tranh(Aragon, 1998; Delmas, Magali A; Toffel, 2010), và các tổ chức phi chính phủ (Guay,2006). Những phát hiện như vậy phù hợp với khoa học xã hội về thể chế, trong đó nhấnmạnh tầm quan trọng của các qui định, qui phạm và nhận thức đối với việc quyết định ápdụng một chiến lược, một thực hành nào đó của DN mà không cần cân nhắc đến hiệu quả(DiMaggio and Powell, 1983). Nhiều nhà nghiên cứu đã dựa trên học thuyết thể chế để giảithích việc chọn lựa CLKDTTMT của các DN. Jennings & Zandbergen (1995) lập luậnrằng: do các áp lực cưỡng chế - chủ yếu dưới hình thức là các qui định và các điều luật - lànguyên nhân chính khiến các DN thực thi các chương trình quản lý môi trường nên các DNtrong cùng một ngành cũng ứng dụng triển khai các chương trình tương tự. Delmas (2002)dựa trên học thuyết thể chế để phân tích các yếu tố khiến các công ty tại Châu Âu và Mỹtheo đuổi tiêu chuẩn môi trường ISO 14001. Berrone và các cộng sự (2013) đã điều tranhững áp lực qui chuẩn khiến CLKDTTMT trở nên hấp dẫn hơn đối với nhiều DN...Những nghiên cứu này một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa các áp lực thể chế đối vớilựa chọn CLKDTTMT ở các DN trong các ngành nghề khác nhau. Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi nằmtrong Top 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Đây cũng là ngành mà toàn bộ cáckhâu trong chuỗi cung ứng xuất khẩu - từ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến xuất khẩu - đềucó tác động mạnh mẽ đến môi trường. Là một trong những ngành tiêu biểu, trực tiếp liênquan đến các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc (FAO, 2018), nênCLKDTTMT của các doanh nghiệp trong ngành thủy sản này luôn được học giả ở nhiềuquốc gia quan tâm (Do et al., 2019; Gutiérrez et al., 2019; Marschke & Wilkings, 2014;Mcewin & Mcnally, 2014; Van Thi Nguyen & Wilson, 2009; etc.). Năm 2019 vừa quamặc dù bắt đầu được hưởng lợi thế cắt giảm thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do(FTA) như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),Hiệp định Đối tác kinh tế Việt N ...

Tài liệu được xem nhiều: