Danh mục

Khám phá Tây Ninh - phần 2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 619.53 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chuyến hành trình khám phá Tây Ninh, bạn nên ghé qua hồ Dầu Tiếng mênh mông nước, suối Trúc nước trong veo và núi Bà Đen. Hồ Dầu Tiếng Từ thị xã Tây Ninh, bạn sẽ đi khoảng 20km để đến hồ Dầu Tiếng, một điểm tham quan thú vị. Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn (sức chứa 1.5 tỷ mét khối nước dùng để tưới cho đồng ruộng ở nội tỉnh và các vùng lân cận như Long An, Bình Phước...), sơn thủy hoà quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám phá Tây Ninh - phần 2 Khám phá Tây Ninh - phần 2Trong chuyến hành trình khám phá Tây Ninh, bạn nên ghé qua hồ Dầu Tiếng mênh môngnước, suối Trúc nước trong veo và núi Bà Đen.Hồ Dầu TiếngTừ thị xã Tây Ninh, bạn sẽ đi khoảng 20km để đến hồ Dầu Tiếng, một điểm tham quan thú vị.Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn (sức chứa 1.5 tỷ mét khối nước dùng để tưới chođồng ruộng ở nội tỉnh và các vùng lân cận như Long An, Bình Phước...), sơn thủy hoà quyện,các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong lành, thoáng mát sẽ tạo cho du khách cảm giác thoảimái trong một chuyến du lịch. Một góc hồ Dầu Tiếng.Ðược khởi công xây dựng vào cuối năm 1981 đến đầu năm 1985, hồ Dầu Tiếng chính thức mởnước phục vụ sản xuất. Ðến đây, quý khách ngoài việc thưởng thức các món ăn thủy sản của địaphương, còn được dịp chứng kiến cuộc sống trên thuyền thú vị của người dân.Suối TrúcTừ Khu du lịch lòng hồ Dầu Tiếng, bạn đi tiếp khoảng 5km theo tỉnh lộ 751, xuyên rừng cao subạt ngàn là đến suối Trúc, nằm vắt mình trên một ngọn núi cao nhất trong cụm núi Cậu gồm 12nhóm lớn nhỏ. Có lẽ do ngọn suối len mình giữa bạt ngàn rừng trúc thiên nhiên nên cư dân địaphương đặt tên là suối Trúc. Để thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ, bạn phải bắt đầu từ ngọn suốiđi ngược lên thượng nguồn. Suối Trúc bắt nguồn từ cụm núi Cậu.Theo truyền thuyết, nơi đây là chốn cư trú của “người khổng lồ”. Bãi đá bằng phẳng bị nướcmưa xâm thực tạo thành những lọn sóng đá mà người địa phương gọi là “giường đá”. Khu vựcnày thường được những nhóm du lịch dã ngoại chọn làm nơi hạ trại bởi diện tích rộng hơn 3000mét vuông (chứa lên đến 300 chiếc lều dã chiến). Giường dá khổng lồ là nơi cắm trại lý tưởng.Đi thêm một đoạn suối ngắn sẽ đến một quang cảnh rất nên thơ được gọi là “Hồ Than Thở” và“Thác Bậc Thang”. Một số du khách chọn nơi đây là nơi dừng chân để “tắm tiên” và bắt cá. Bạncó thể chọn một nơi trên bãi đá bằng phẳng để ăn uống theo kiểu dã ngoại, nghỉ ngơi rồi trở vềtrước khi trời tối.Núi Bà ĐenLà một “thương hiệu” du lịch của tỉnh Tây Ninh, núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện HoàThành (cách thị xã Tây Ninh 11km về phía Đông Bắc) thu hút rất đông khách thập phương. Núinằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình vànhiều huyền thoại. Nhìn từ xa, dáng núi tựa như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Núi Bà Đen tựa như chiêc nón úp trên đồng bằng.Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hangđộng được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ,động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Hệ thống cáp treo hiện đại chuẩn châu Âu.Để lên được núi, bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo. Hệ thống cáp treo mới có tổng chiều dài 1112mét. Ga phía trên cách chùa Bà 150 mét. Toàn hệ thống có 9 trụ do Việt Nam chế tạo và có 37ca bin (8 khách/cabin); thời gian vận hành khoảng 5 phút/lượt lên và xuống. Máng trượt mang đến cảm giác mạo hiểm.Bên cạnh đó, hệ thống máng trượt khép kín tại núi Bà sẽ mang đến cho du khách trải nghiệmkhác về ngọn núi này. Ở tuyến lên, xe chạy khá chậm, bạn thỏa sức thu vào tầm mắt những hàngcây xanh ngắt, những con đường nhỏ uốn lượn, ruộng lúa phía xa. Còn tuyến xuống, nhữngchặng đường quanh co, những cú lao thẳng hay bất ngờ uốn cong một góc 45 độ mang đến cảmgiác mạo hiểm.

Tài liệu được xem nhiều: