Danh mục

Khám phá trí tuệ và cảm xúc của trẻ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.49 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, nhờ các nghiên cứu tinh vi và kỹ thuật mới giúp các nhà chuyên môn hiểu rõ hơn về mức độ học tập, ghi nhớ và phát triển cảm xúc trí tuệ của trẻ. Điều ấy giúp ích rất nhiều cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Những nghiên cứu này cũng khiến cho bác sĩ nhi và nhà tâm lý phải thay đổi lại quan niệm lâu nay của mình về khả năng trí tuệ và cảm xúc ở trẻ nhỏ.Hoạt động của não bộ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám phá trí tuệ và cảm xúc của trẻ Khám phá trí tuệ và cảm xúc của trẻNgày nay, nhờ các nghiên cứu tinh vi và kỹ thuật mới giúp các nhàchuyên môn hiểu rõ hơn về mức độ học tập, ghi nhớ và phát triểncảm xúc trí tuệ của trẻ. Điều ấy giúp ích rất nhiều cho các bậc chamẹ trong việc nuôi dạy con cái.Những nghiên cứu này cũng khiến cho bác sĩ nhi và nhà tâm lýphải thay đổi lại quan niệm lâu nay của mình về khả năng trí tuệ vàcảm xúc ở trẻ nhỏ.Hoạt động của não bộNhằm đánh giá khả năng ghi nhận và sắp xếp loại khuôn mặt củatrẻ nhỏ, nhà thần kinh học Charles Nelson và các cộng sự ở ĐH.Minnesota sử dụng một loại mũ chụp gồm một hệ thống 64 đầu dòxốp (Geodesic Sensor Net) kết nối với máy tính để theo dõi hoạtđộng của bộ não trong lúc trẻ nhìn thấy trên màn ảnh những gươngmặt của một phụ nữ biểu lộ các cảm xúc khác nhau. Tiến sĩStanley Greenspan hy vọng sẽ khám phá ra được quá trình pháttriển những mối quan hệ cảm xúc ở trẻ qua việc theo dõi nhữnghoạt động tương tác mẹ - con.Những nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang California cho biết,muốn nâng cao sự tự tin của trẻ, chúng ta nên giúp trẻ có sự tự layđộng những loại đồ chơi treo trước mặt trẻTò mòCác nhà tâm lý học cho rằng trẻ con đã biết học cách biểu đạt cảmxúc của mình khi muốn điều gì đó qua ngôn ngữ cử chỉ trước khichúng biết nói. Khi nghiên cứu quá trình phát triển bộ não của trẻngười ta nhận thấy não bộ trẻ nhỏ trở nên hoàn thiện hơn thôngqua những hoạt động ban đầu, trước hết là ở những vùng chuyênbiệt nhất.Hình thành các vùng liên kết: Đa số trẻ nhỏ được sinh ra với đầyđủ các tế bào não cần thiết cho quá trình phát triển. Tuy nhiênnhững tế bào não này không thể liên lạc được với nhau cho đến khichúng hình thành nên những vùng kết nối được gọi là các khớpthần kinh.Năng lực suy diễn: Trong suốt thời kỳ sơ sinh, một lớp bọc ngoàiđược gọi là vỏ bọc sẽ bảo vệ những dây thần kinh. Việc cô lập nàynhằm tăng cường khả năng nhìn nhận, cho phép thần kinh xử lýthông tin nhanh hơn và ngay cả những khả năng vận động. Quátrình này sẽ chấm dứt cho đến tuổi trung niên.Khi được 3 tháng tuổi thì thính giác và thị giác là những vùng xửlý thông tin cảm giác sẽ phát triển hoàn thiện trước nhất. Khi được6 tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt những âm thanh cơ bản nhất củacác loại ngôn ngữ, nhưng khả năng này dần mất đi khi trẻ đầy 1tuổi, thời kỳ mà chúng bắt đầu làm quen với tiếng mẹ đẻ.Các cột mốc phát triển của trẻStanley Greenspan, giáo sư tâm lý lâm sàng và nhi khoa ở Đại họcy khoa George Washington, là một trong những chuyên gia hàngđầu trong việc triển khai các phương tiện chẩn đoán - bao gồmdanh mục các “cột mốc” tăng trưởng tâm lý ở tuổi từ 3 tháng đến18 tháng - nhằm giúp các thầy thuốc nhận diện những đứa bé cónguy cơ bị tự kỷ, gặp khó khăn về ngôn ngữ, về học tập và cả mộtloạt những vấn đề khácÔng nhận thấy nhiều loại cảm xúc như sự sợ hãi và vui vẻ đã cóđược từ khi lọt lòng mẹ. Tuy nhiên, từng thời kỳ chúng thay đổikhác nhau. Khi được 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh bắt đầu phát triểnnhững phản ứng dè dặt và tỏ ra thân thiện, cười vui vẻ với nhiềungười xung quanh. Khi được 5-6 tháng tuổi thì lúc này trẻ đượctiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài và bày tỏ những cảm xúc nhưngạc nhiên, vui sướng và thất vọng lẫn lộn.10 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu dõi theo những ánh mắt củacha mẹ để xem xem họ cũng đang nhìn gì ở chúng. Khi được 18tháng tuổi trẻ bắt đầu biết tự nhận thức, và có thể thu nhận nhữngcảm xúc phức tạp như tự hào và cứng đầu

Tài liệu được xem nhiều: