Danh mục

Khảo sát, đánh giá chất lượng nước mặt tại khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 470.75 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn và phát triển du lịch của tỉnh Sơn La. Với mục đích theo dõi, đánh giá sơ bộ về chất lượng nước mặt tại một số điểm du lịch trọng yếu, bài viết tiến hành phân tích các chỉ số pH, DO, BOD5, TSS, đo hàm lượng sắt tổng bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV-Vis trong các mẫu nước lấy tại hồ Bản Áng và thác Dải Yếm tại các vị trí khác nhau theo mùa trong năm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát, đánh giá chất lượng nước mặt tại khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn LaTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 39 - 46KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶTTẠI KHU DU LỊCH QUỐC GIA MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LAPhạm Thị Chuyên1, Hoàng Nhật Linh1, Nguyễn Thị Ánh Tuyết251Trường Đại học Tây Bắc2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà NộiTóm tắt: Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn và phát triển du lịch củatỉnh Sơn La. Với mục đích theo dõi, đánh giá sơ bộ về chất lượng nước mặt tại một số điểm du lịch trọng yếu,bài báo tiến hành phân tích các chỉ số pH, DO, BOD5, TSS, đo hàm lượng sắt tổng bằng phương pháp phổ hấpthụ phân tử UV-Vis trong các mẫu nước lấy tại hồ Bản Áng và thác Dải Yếm tại các vị trí khác nhau theo mùatrong năm. Kết quả hàm lượng sắt và các chỉ số pH, DO, BOD5, TSS của các mẫu nước cho thấy các mẫu đềuthoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.Từ khóa: Du lịch Mộc Châu, hồ bản Áng, nước mặt, thác Dải Yếm.1. Mở đầuBài báo trình bày các kết quả nghiên cứu xác định hàm lượng tổng sắt theo phươngpháp phổ hấp thụ phân tử UV-Vis bằng cách tạo phức Fe(II) với 1,10 - phenantrolin. Các điềukiện tạo phức tối ưu là pH = 4, thời gian tạo phức ổn định sau 10 phút, max = 510 nm, ảnhhưởng của Cu2+ và Zn2+ ở nồng độ dưới 4 mg/L đều nhỏ hơn 5%. Đường chuẩn được xâydựng có dạng y = 0,010 + 0,214X. Quy trình được áp dụng để xác định hàm lượng sắt tổngtrong các mẫu nước lấy tại hồ Bản Áng và thác Dải Yếm tại các vị trí khác nhau theo mùatrong năm. Kết quả hàm lượng sắt và các chỉ số pH, DO, BOD5, TSS của các mẫu nước chothấy các mẫu đều thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.2. Thực nghiệm2.1. Hóa chất, thiết bị và dụng cụDung dịch: HCl, H2SO4 36N, NH3, Fe(NO3)3 trong HNO3 0,5M, dung dịch MnCl2,dung dịch KI, hồ tinh bột 1%, Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, nước cất 2 lần, thuốc thử 1,10 phenantrolin, hidroxylamin, dung dịch đệm natri axetat. Tất cả các dung dịch đều đạt độ tinhkhiết phân tích trở lên.Cân phân tích, cân kĩ thuật, bếp điện, bình định mức, pipet, cốc thủy tinh, đũa thủytinh, ống đong, lọ đựng mẫu, que khuấy, đèn cồn, máy phân tích phổ hấp thụ phân tử UV-Vis,bình nón, bình tia nước cất.2.2. Lấy mẫu và xử lí mẫu phân tích]Mẫu nước được lấy trực tiếp tại các điểm khác nhau của địa điểm phân tích để đánh giátheo vị trí, có sự so sánh các chỉ tiêu theo vị trí lấy mẫu. Đồng thời, việc lấy mẫu được phân5Ngày nhận bài: 28/11/2016. Ngày nhận kết quả phản biện: 14/02/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017Liên lạc: Phạm Thị Chuyên, e - mail: bonghoabattri@gmail.com39bổ theo thời gian (theo mùa) để kiểm tra biến thiên của các chỉ tiêu. Các thông số quan trắc tạihiện trường tuân thủ đúng theo các hướng dẫn sử dụng thiết bị quan trắc của các hãng sảnxuất. Chai chứa mẫu bằng nhựa sạch, được tráng rửa sạch sẽ bằng hóa chất và tráng lại bằngchính nước mẫu. Lấy mẫu cách mặt nước 0,1 m và tùy theo mẫu cần phân tích chỉ tiêu màthêm các chất thích hợp rồi bảo quản mẫu theo đúng các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành:- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấymẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.- TCVN 6663-6:2008 - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và ở suối.- TCVN 6663-3:2008 - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫuMẫu được lấy chia làm 3 đợt:Đợt 1: Ngày 28/2/2016 - Mùa lạnh, khô, mực nước vừaĐợt 2: Ngày 8/7/2016 - Mùa mưa, nước hơi đục, mực nước lớnĐợt 3: Ngày 19/11/2016 - Mùa khô, mực nước thấp, nước hơi đục, nhiều váng.Mẫu sau khi lấy xong được đem đến phòng thí nghiệm phân tích trong thời gian sớmnhất để tránh các phản ứng sinh hóa ảnh hưởng đến kết quả phân tích.Bảng 1. Lấy mẫu phân tíchĐịa điểm lấy mẫuKý hiệu mẫuSố mẫu lấyTDY13Chân thácTDY23Ao nhỏ dưới thácHBA13Ven bờ, xa khu ăn uốngHBA23Sát miệng cống xả thải khu ăn uống,giải tríHBA33Xa bờ, giữa hồThác Dải YếmHồ Bản ÁngVị trí lấy mẫu2.3. Quy trình phân tíchNước hồ(Fe3+, Fe2+)(được axit hóa bằngHNO3 đến pH =2)Cô cạn 1 lít xuống 10 ml+ 1 ml hidroxylamin để khửFe3+ → Fe2+Dung dịch chỉ chứa ion Fe2+1 ml thuốc thử1,10 - phenantrolinDung dịch phức màu(vàng cam)Cho từ từ NH3 đến pH=4Để ổn định trong 10 phútĐo quang = máy đo mật độquang (UV – 2004)403. Kết quả và thảo luận3.1. Khảo sát các điều kiện tối ưu3.1.1. Khảo sát bước sóng hấp thụ cực đạiChuẩn bị dung dịch phức để đo A từ Fe (II) 1.000 mg/L trong môi trường pH = 4, sau10 phút đem đo độ hấp thụ với các bước sóng được quét tư 400 - 600 nm. Kết quả thu đượcnhư sau:Hình 1. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang A theo bước sóngĐồ thị cho thấy bước sóng cực đại max = 510 nm và bước sóng này được chọn cho cácphép xác định về sau.3.1.2. Khảo sát pH tối ưuĐo các giá trị độ hấp thụ quang trong khoảng pH từ 3 đến 9 thu được kết quả sau:Hình 2. Sự phụ thuộc mật độ quang A vào pH của dung dịch đo41Dựa vào kết quả khảo sát được có thể thấy rằng trong khoản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: