Danh mục

Khảo sát giá thể giâm cây mía nuôi cấy mô trên khay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 753.27 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giá thể giâm cây mía nuôi cấy mô trên khay sẽ góp phần giải quyết lượng cây giâm lớn trong diện tích vườn ươm hẹp, giảm chi phí đóng bầu, dễ kiểm soát số lượng, tránh lẫn giống, dễ chăm sóc và dễ vận chuyển. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức sử dụng thành phần giá thể mới theo tỉ lệ : 2 Đất : 3 xơ dừa : 1 tro trấu: 1% (Lân + Đạm+Vi sinh) cho kết quả tốt nhất, sự sinh trưởng của cây và độ bó rễ tốt hơn hẳn so với các công thức khác. Bên cạnh đó sử dụng giá thể: 3 Đất: 4 xơ dừa : 1%.(Lân + Đạm+Vi sinh) cũng cho kết quả khá tốt, cây cao, độ bó rễ tương đối chặt.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát giá thể giâm cây mía nuôi cấy mô trên khay VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHẢO SÁT GIÁ THỂ GIÂM CÂY MÍA NUÔI CẤY MÔ TRÊN KHAY Thân Thị Thu Hạnh, Lê Quang Tuyền, Nguyễn Văn Dự, Hoàng Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thanh Lan TÓM TẮT Giá thể giâm cây mía nuôi cấy mô trên khay sẽ góp phần giải quyết lượng cây giâm lớn trong diện tích vườn ươm hẹp, giảm chi phí đóng bầu, dễ kiểm soát số lượng, tránh lẫn giống, dễ chăm sóc và dễ vận chuyển. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức sử dụng thành phần giá thể mới theo tỉ lệ: 2 Đất : 3 xơ dừa : 1 tro trấu: 1% (Lân + Đạm+Vi sinh) cho kết quả tốt nhất, sự sinh trưởng của cây và độ bó rễ tốt hơn hẳn so với các công thức khác. Bên cạnh đó sử dụng giá thể: 3 Đất: 4 xơ dừa : 1% (Lân + Đạm+Vi sinh) cũng cho kết quả khá tốt, cây cao, độ bó rễ tương đối chặt. Từ khóa: Giá thể, sự sinh trưởng của cây, độ bó rễ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, cây mía đã trở thành cây trồng công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới như Cuba, Ấn Độ, Braxin. Do điều kiện tự nhiên từng vùng khác nhau nên việc nghiên cứu tạo giống mới là rất cần thiết, nhiều giống mía mới đã được Viện Nghiên cứu Mía Đường đưa vào trồng thử nghiệm trong những năm gần đây. Tuy nhiên với ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết bất thuận thường xuyên xảy ra, sâu bệnh hại mía phát triển mạnh; các yếu tố này làm giảm năng suất, chất lượng mía. Do đó một yêu cầu đặt ra là nhân nhanh một số giống, dòng mía mới triển vọng, sạch bệnh cung cấp giống cho vùng trồng mía có nguy cơ bị mất giống do dịch bệnh. Kỹ thuật nuôi cấy mô có đặc tính vượt trội do giữ được nguồn gen ban đầu của cây mẹ, tạo ra giống mía trẻ hoá, sạch bệnh có khả năng thích nghi tốt với môi trường, đem lại năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên quá trình chăm sóc cây con in vitro trong giai đoạn vườn ươm (giâm bầu) là giai đoạn khó khăn và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sản xuất giống. Giá bầu ươm chỉ chiếm khoảng 815% giá bán cây giống nhưng nó có ý nghĩa rất lớn vì có bầu ươm tốt và biện pháp chăm bón hợp lý sẽ tạo ra đượng những giống cây trồng khỏe mạnh, quyết định năng suất của cây trồng sau này (Cao Kỳ Sơn, 2009). Hiện nay sản xuất bầu được làm theo các cách: sử dụng túi nilong hoặc gieo trực tiếp trên khay có lỗ. Việc sử 774 dụng bầu bằng túi nilong có nhược điểm chỉ sử dụng 1 lần gây lãng phí, tăng chi phí, gây ô nhiễm môi trường (Cao Kỳ Sơn và ctv., 2008). Vì thế từ tháng 12/2015 đến 5/2016, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát giá thể giâm cây mía nuôi cấy mô trên khay” là việc làm cấp thiết nhằm cung cấp biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc cây con in vitro trong vườn ươm tạo ra nguồn giống sạch bệnh cho các vùng trồng mía nguyên liệu cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của cây mía với các loại cây trồng khác giúp ngành mía đường phát triển ổn định và bền vững trong giai đoạn hiện nay. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Cây mía nuôi cấy mô: Dòng lai VN11203 đủ tiêu chuẩn để giâm ngoài vườn ươm. - Vật liệu làm giá thể: Perlite, Xơ dừa, Tro trấu, Vi sinh, Lân, Đạm 2.2. Phương pháp 2.2.1. Địa điểm thực hiện Vườm ươm - Viện Nghiên cứu Mía đường 2.2.2. Bố trí thí nghiệm - Bố trí theo phương pháp khối đầy đủ ngẫu nhiên RCBD, gồm 6 công thức, mỗi công thức bố trí 3 lần nhắc lại. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai Bảng 1. Công thức thí nghiệm CT Công thức Tỉ lệ phối trộn Đ/c Phân bò: Đất: Lân 1: 1: 1% CT1 Perlite : Đất : Xơ dừa : LV 1: 1: 1: 1% CT2 Perlite : Đất : Xơ dừa : LV 1,5: 3: 4: 1% CT3 Đất : Xơ dừa : LĐV 3: 4: 1% CT4 Đất : Xơ dừa : Tro trấu: LĐV 2: 3: 1: 1% CT5 Perlite : Đất : Xơ dừa : Tro trấu : LĐV 1,5: 3: 3: 1,5: 1% CT6 Vi sinh : Đất : Xơ dừa 1: 3: 4 Ghi chú: - Lân + Đạm + Vi sinh: LĐV - Lân + Vi sinh: LV 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phần mềm xử lý số liệu * Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng: Tỷ lệ sống, chiều cao cây, chiều dài rễ, số rễ, sức đẻ nhánh, số lá, độ bó rễ, Tỷ lệ cây xuất vườn. * Các phần mềm được ứng dụng để xử lý, phân tích số liệu: Excel 2007 và Stagraphic III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tỷ lệ sống của cây con sau khi đưa ra vườn ươm và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn trên các công thức giá thể Cây in vitro được nuôi cấy trong điều kiện ổn định về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ nên khi chuyển ra đất với các điều kiện hoàn toàn khác hẳn như dinh dưỡng thấp, ánh sáng cường độ mạnh, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp nên cây con dễ bị stress, dễ mất nước và mau bị héo. Bảng 2. Đánh giá tỷ lệ sống và tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn Công thức Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) Đ/c 1 2 3 4 5 6 75,71 82,85 85,71 88,57 92,80 77,14 71,42 60,00 65,70 81,42 87,14 92,85 85,71 61,42 Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện đủ độ ẩm, ánh sáng, có lưới che giảm nhiệt độ nên nhìn chung các công thức có tỷ lệ sống khá cao. Tỷ lệ sống dao động từ 71,42% đến 92,80%, công thức 3 và 4 có tỷ lệ sống là 88,57% và 92,80% cao hơn hẳn so với đối chứng (75,71%). Công thức 6 có tỷ lệ sống thấp nhất là 71,42% thấp hơn đối chứng. Công thức giá thể này chứa nhiều phân vi sinh nên làm cây con khi giâm xuống bị sót cây và chết. Các công thức 1, 2, 5 tỷ lệ sống đạt 77,14%85,71% cao hơn đối chứng. Tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là chỉ tiêu quan trọng nhất của giai đoạn giâm cây con ngoài vườn ươm. Các công thức thí nghiệm có tỷ lệ cây xuất vườn khá, dao động 60 – 92,85%, công thức 4 có tỷ lệ cây xuất vườn cao nhất đạt 92,85%, kế đến là công thức 2, 3, 5 đạt tỷ lệ hơn 81%, các công thức còn lại đều có tỷ lệ cây xuất vườn cao hơn đối chứng. 775 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây con trong các công thức Qua kết quả theo dõi, đánh giá đợt đầu (2 tuần sau khi giâm cây) chiều cao cây tương đương nhau, phát triển theo động thái tăng dần đều, tuy nhiên ở công thức 2 chiều cao cây cao hơn so với các công thức còn lại. Giai đoạn này do cây mới được chuyển từ trong phòng ra nên chưa có sự ...

Tài liệu được xem nhiều: