Khảo sát hiện trạng môi trường nông thôn bằng công cụ PRA trường hợp xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 393.74 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Khảo sát hiện trạng môi trường nông thôn bằng công cụ PRA trường hợp xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng được nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nông thôn thông qua công cụ khảo sát PRA, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nông thôn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát hiện trạng môi trường nông thôn bằng công cụ PRA trường hợp xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN BẰNG CÔNG CỤ PRA - TRƯỜNG HỢP XÃ VĨNH HẢI, THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Võ Châu Ngân1, Bùi Như Ý2, Lê Như Ý1 1 Trường Đại học Cần Thơ 2 Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Sóc Trăng Tóm tắt Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nông thôn thông qua công cụ khảo sát PRA, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nông thôn. Nghiên cứu được tiến hành tại một địa bàn cụ thể - xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả tham vấn ý kiến cộng đồng đã xác định các nguồn gây ô nhiễm cụ thể (từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ) tại từng địa bàn ấp, đánh giá các tác động, các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cộng đồng dân cư. Các mẫu phân tích cho thấy hiện trạng môi trường địa phương có chất lượng không khí xung quanh khá tốt, nguồn nước mặt chưa nhiễm hữu cơ, nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm cao, cần được chú ý thu gom xử lý phù hợp; Nước thải từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi chứa hàm lượng chất hữu cơ cao cần được quan tâm xử lý. Từ những kết quả ghi nhận, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường nông thôn cho địa phương. Từ khóa: Khảo sát PRA; Môi trường nông thôn; Ô nhiễm môi trường; Thị xã Vĩnh Châu. Abstract PRA survey for rural environment current status - case study at Vinh Hai commune, Vinh Chau town, Soc Trang province The study aims to evaluate the environmental status of the rural area through a PRA tool and propose solutions to improve its condition. The study was conducted in a specific area - Vinh Hai commune, Vinh Chau town, Soc Trang province. The results of consultation with the community have identified specific sources of pollution (From daily activities, agricultural production and service business) in each hamlet, assessing the negative impacts on the local environment and community. The analytical samples show that the current state of the local environment has relatively good ambient air quality. The local domestic wastewater has a high pollution contaminate, and the aqua-agricultural wastewater contains high organic matter that need suitable collection and treatment. From the findings, the study has proposed solutions to protect and manage the rural environment, which could apply to local communities. Keywords: PRA survey; Rural environment; Environment pollution; Vinh Chau town. 1. Đặt vấn đề Với tốc độ phát triển kinh tế và gia tăng dân số, chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng đang diễn biến theo chiều hướng suy giảm, nhiều vấn đề môi trường bức xúc phát sinh từ sản xuất, đời sống gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể là vấn đề ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng từ nước thải, rác thải sinh hoạt, chất thải sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (NTTS),… không được thu gom, xử lý thải trực tiếp vào môi trường [2]. Việc khai thác chưa hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khai thác nước dưới đất, rừng,… đã góp phần làm suy giảm về số lượng, chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường. 416 Hội thảo Quốc gia 2022 Xã Vĩnh Hải được thành lập theo Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/8/2011, là một trong 10 phường, xã trực thuộc thị xã Vĩnh Châu. Ranh giới của xã nằm ở tọa độ địa lý từ 9o22’ đến 9o24’ vĩ độ Bắc và từ 106o05’ đến 106o42’ kinh độ Đông. Đơn vị hành chính gồm 8 ấp: Âu Thọ A, Âu Thọ B, Trà Sết, Vĩnh Thạnh A, Vĩnh Thạnh B, Giồng Nổi, Huỳnh Kỳ, Mỹ Thanh. Dân số của xã Vĩnh Hải có 21.154 người (chiếm 12,7 % so dân số của thị xã), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,15 %. Mật độ dân số 270 người/km2, dân cư phân bố tương đối đều giữa các ấp trong xã [3]. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên 7.839,23 ha, trong đó đất nông nghiệp 6.598,22 ha; Đất phi nông nghiệp 891,88 ha; Đất chưa sử dụng 349,13 ha, đặc biệt vùng bãi bồi và rừng ngập mặn trải dài 18 km theo bờ biển tạo điều kiện thuận lợi để người dân địa phương NTTS, sản xuất muối kết hợp nuôi Artemia, khai thác hải sản, phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch và các lĩnh vực kinh tế biển khác. Tuy nhiên, quá trình khai thác sử dụng tài nguyên đất - nước phục vụ NTTS chưa hợp lý như sử dụng chất hóa học để cải tạo ao nuôi, sử dụng hóa chất làm sạch môi trường nước cục bộ,… xả nước thải nuôi tôm, xả rác thải sinh hoạt trực tiếp ra các kênh rạch,… gây ô nhiễm m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát hiện trạng môi trường nông thôn bằng công cụ PRA trường hợp xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN BẰNG CÔNG CỤ PRA - TRƯỜNG HỢP XÃ VĨNH HẢI, THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Võ Châu Ngân1, Bùi Như Ý2, Lê Như Ý1 1 Trường Đại học Cần Thơ 2 Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Sóc Trăng Tóm tắt Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nông thôn thông qua công cụ khảo sát PRA, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nông thôn. Nghiên cứu được tiến hành tại một địa bàn cụ thể - xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả tham vấn ý kiến cộng đồng đã xác định các nguồn gây ô nhiễm cụ thể (từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ) tại từng địa bàn ấp, đánh giá các tác động, các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cộng đồng dân cư. Các mẫu phân tích cho thấy hiện trạng môi trường địa phương có chất lượng không khí xung quanh khá tốt, nguồn nước mặt chưa nhiễm hữu cơ, nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm cao, cần được chú ý thu gom xử lý phù hợp; Nước thải từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi chứa hàm lượng chất hữu cơ cao cần được quan tâm xử lý. Từ những kết quả ghi nhận, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường nông thôn cho địa phương. Từ khóa: Khảo sát PRA; Môi trường nông thôn; Ô nhiễm môi trường; Thị xã Vĩnh Châu. Abstract PRA survey for rural environment current status - case study at Vinh Hai commune, Vinh Chau town, Soc Trang province The study aims to evaluate the environmental status of the rural area through a PRA tool and propose solutions to improve its condition. The study was conducted in a specific area - Vinh Hai commune, Vinh Chau town, Soc Trang province. The results of consultation with the community have identified specific sources of pollution (From daily activities, agricultural production and service business) in each hamlet, assessing the negative impacts on the local environment and community. The analytical samples show that the current state of the local environment has relatively good ambient air quality. The local domestic wastewater has a high pollution contaminate, and the aqua-agricultural wastewater contains high organic matter that need suitable collection and treatment. From the findings, the study has proposed solutions to protect and manage the rural environment, which could apply to local communities. Keywords: PRA survey; Rural environment; Environment pollution; Vinh Chau town. 1. Đặt vấn đề Với tốc độ phát triển kinh tế và gia tăng dân số, chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng đang diễn biến theo chiều hướng suy giảm, nhiều vấn đề môi trường bức xúc phát sinh từ sản xuất, đời sống gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể là vấn đề ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng từ nước thải, rác thải sinh hoạt, chất thải sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (NTTS),… không được thu gom, xử lý thải trực tiếp vào môi trường [2]. Việc khai thác chưa hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khai thác nước dưới đất, rừng,… đã góp phần làm suy giảm về số lượng, chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường. 416 Hội thảo Quốc gia 2022 Xã Vĩnh Hải được thành lập theo Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/8/2011, là một trong 10 phường, xã trực thuộc thị xã Vĩnh Châu. Ranh giới của xã nằm ở tọa độ địa lý từ 9o22’ đến 9o24’ vĩ độ Bắc và từ 106o05’ đến 106o42’ kinh độ Đông. Đơn vị hành chính gồm 8 ấp: Âu Thọ A, Âu Thọ B, Trà Sết, Vĩnh Thạnh A, Vĩnh Thạnh B, Giồng Nổi, Huỳnh Kỳ, Mỹ Thanh. Dân số của xã Vĩnh Hải có 21.154 người (chiếm 12,7 % so dân số của thị xã), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,15 %. Mật độ dân số 270 người/km2, dân cư phân bố tương đối đều giữa các ấp trong xã [3]. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên 7.839,23 ha, trong đó đất nông nghiệp 6.598,22 ha; Đất phi nông nghiệp 891,88 ha; Đất chưa sử dụng 349,13 ha, đặc biệt vùng bãi bồi và rừng ngập mặn trải dài 18 km theo bờ biển tạo điều kiện thuận lợi để người dân địa phương NTTS, sản xuất muối kết hợp nuôi Artemia, khai thác hải sản, phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch và các lĩnh vực kinh tế biển khác. Tuy nhiên, quá trình khai thác sử dụng tài nguyên đất - nước phục vụ NTTS chưa hợp lý như sử dụng chất hóa học để cải tạo ao nuôi, sử dụng hóa chất làm sạch môi trường nước cục bộ,… xả nước thải nuôi tôm, xả rác thải sinh hoạt trực tiếp ra các kênh rạch,… gây ô nhiễm m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khảo sát PRA Môi trường nông thôn Ô nhiễm môi trường Quản lý môi trường nông thôn Quản lý tài nguyên nướcTài liệu liên quan:
-
30 trang 245 0 0
-
128 trang 233 0 0
-
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 213 0 0 -
138 trang 195 0 0
-
Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
214 trang 185 0 0 -
Báo cáo Môi trường quốc gia 2014 – Chương 2: Sức ép đối với môi trường nông thôn
28 trang 129 0 0 -
69 trang 119 0 0
-
Báo cáo Môi trường quốc gia 2014 – Chương 5: Quản lý môi trường nông thôn
13 trang 119 0 0 -
Báo cáo Môi trường quốc gia 2014 – Kết luận và kiến nghị
12 trang 114 0 0 -
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 111 0 0