Bài viết trình bày khảo sát LD50 của cao chiết dược liệu cam thảo đá bia (Jasminanthes tuyetanhiae). Đối tượng và phương pháp: chuột nhắt trắng, giống Swiss albino, nguồn từ viện Pasteur, 7-8 tuần tuổi, trọng lượng trọng lượng 20 ± 2 g. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên Quyết định số 141/ Đ-K2ĐT ngày 27/10/2015 Bộ Y Tế - “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đ ng y, thuốc từ dược liệu”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát LD50 của cao chiết dược liệu Cam thảo đá bia (Jasminanthes Tuyetanhiae T.B.Tran & Rodda apocynaceae, Asclepiadoideae)
KHẢO SÁT LD50 CỦA CAO CHIẾT DƯỢC LIỆU CAM THẢO
ĐÁ BIA (JASMINANTHES TUYETANHIAE T.B.TRAN &
RODDA APOCYNACEAE, ASCLEPIADOIDEAE)
Trần Huỳnh Minh Khôi, Hồ Gia Vinh, Võ Ngọc Minh Thy,
Lê Thị Yến Nhi, Bùi Thị Quỳnh Trang
Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS.DS. Nguyễn Thị Đức Hạnh,
ThS.DS. Thái Hồng Đăng,
ThS.DS. Nguyễn Hữu Phước
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát LD50 của cao chiết dược liệu cam thảo đá bia (Jasminanthes
tuyetanhiae).
Đối tượng và phương pháp: chuột nhắt trắng, giống Swiss albino, nguồn từ viện Pasteur,
7-8 tuần tuổi, trọng lượng trọng lượng 20 ± 2 g. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên Quyết
định số 141/ Đ-K2ĐT ngày 27/10/2015 Bộ Y Tế - “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và
lâm sàng thuốc đ ng y, thuốc từ dược liệ ”. Chuột được phân thành 5 lô, mỗi lô 10 con gồm
50% đực, 50% cái và cho uống cao đặc dịch chiết cồn Ethanol 70º của dược liệu Cam Thảo
Đá Bia với các liều 13,85 g/kg; 20,78 g/kg; 27,70 g/kg; 34,63 g/kg; 41,55 g/kg.. Theo dõi và
ghi nhận sự thay đổi về cử động tổng quát, hành vi, trạng thái của chuột và số chuột chết
trong 72 giờ và theo dõi đến 14 ngày.
Kết quả: LD50 của cao đặc dịch chiết cồn Ethanol 70º của dược liệu Cam Thảo Đá Bia được
xác định là 136,23 mg/kg ± 2,94 mg/kg và được tính dựa theo phương pháp Behrens [1].
Kết luận: với liều gây chết năm mươi phần trăm được khảo sát trong quá trình thử nghiệm
có thể thấy cao đặc dịch chiết cồn Ethanol 70º của dược liệu Cam Thảo Đá Bia được phân
vào nhóm 3, mức độ độc.
Từ khóa: cam thảo đá bia, LD50, độc tính cấp.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, khi nghiên cứu thực địa, đã tìm thấy nhiều họ Apocynaceae nhưng đa số chưa
được xác định và không có loài Jasminanthes nào được ghi nhận. Cho đến năm 2018, Cam
thảo đá bia với tên khoa học Jasminanthes tuyetanhiae, sinh trư ng tại vùng núi đá bia (tỉnh
Phú Yên, Việt Nam) đã được các nhà khoa học mô tả như một loài mới Việt Nam và được
định danh chính xác [2].
660
Theo kinh nghiệm dân gian từ các lương y địa phương thân rễ của Cam thảo đá bia đã
được sử dụng để chữa ho, thay thế cam thảo bắc trong các những bài thuốc cổ truyền của
Việt Nam vì vị ngọt của nó.
Tuy nhiên, tính đến hiện tại, các nghiên cứu về hoạt tính dược lý invitro và invivo thực hiện
trên Cam thảo đá bia (Jasminanthes tuyetanhiae) trên thế giới và tại Việt Nam vẫn chưa có.
Vì những lý do nêu trên, đề tài “Khảo sát LD50 của cao chiết Dược liệu Cam thảo đá bia” đã
được thực hiện nhằm xác định độc tính cấp LD50 của dược liệu. LD50 được xác định theo
“Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đ ng y, thuốc từ dược liệ ” của Bộ
Y tế ban hành theo quyết định số 141/ Đ-K2ĐT ngày 27/10/2015.
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Mẫu thử:
Phần thân, rễ của cam thảo đá bia thu hái tại vùng núi đá bia (tỉnh Phú Yên, Việt Nam).
Dịch chiết cồn Ethanol 70º.
Động vật nghiên cứu:
- Chuột nhắt trắng, trư ng thành, chủng Swiss Albino, 7-8 tuần tuổi, khỏe mạnh, không
dị tật, nặng khoảng 18-22 gam, nguồn từ viện Pasteur TP. HCM.
- Ch ột được nuôi ổn định trong môi trường thí nghiệm từ 3-5 ngày trong các bocal
nhựa trắng trước khi tiến hành thí nghiệm (6-8 ch ột/lồng).
- Trong ốt quá trình thử nghiệm ch ột được cung cấp thức ăn và nước ống đầ đủ.
- Tất cả các thử nghiệm được thực hiện từ 8 giờ sáng đến 16 giờ hàng ngày.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Chiết xuất dược liệu
Phương pháp ngấm kiệt với dung môi cồn Ethanol 70º . Kết thúc ngấm kiệt khi kiểm tra cắn
dược liệu dưới 0,1%.
Các cao chiết được bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ mát (15 ºC).
Khảo sát độc tính cấp theo mô hình liều cố định thử LD50 trên chuột nhắt trắng
Thực hiện theo “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đ ng y, thuốc từ
dược liệ ” của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 141/ Đ-K2ĐT ngày 27/10/2015.
Chuột (50% đực, 50% cái) được nhịn đói ít nhất 12 giờ, cho uống cùng liều cao thử trong
điều kiện ổn định, quan sát trong 72 giờ. Giai đoạn ơ bộ xác định liều lớn nhất không làm
chết con nào (LD0) và liều tối thiểu gây chết 100% chuột (LD100). Sau đó chia chuột làm 5 lô
(10 con/lô), chia liều các lô theo cấp số cộng khoảng từ LD0 - LD100. Theo dõi chuột trong
661
72 giờ, ghi nhận biểu hiện độc (cử động tổng quát, hành vi, trạng thái lông, ăn uống, tiêu
tiể …) số chuột chết/sống, lập bảng số liệu, tính LD50
Tính theo giá trị LD50 theo công thức sau [3]:
LD50 = A
trong đó: A - liều gây chết a% ĐVTN (động vật thử nghiệm).
a - % ĐVTN chết sát dưới 50% sao cho a < 50%.
b - % ĐVTN chết sát trên 50% sao cho b > 50%.
d: khoảng cách giữa các liều.
Tính sai số chuẩn:
SLD50 = √
trong đó: k: hệ số Behrens = 0,66.
S=
(giá trị LD84 và LD16 lấy từ đồ thị) (phân bố chuẩn)
n: số chuột trong mỗi nhóm.
d: khoảng cách giữa các liều.
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chiết xuất dược liệu:
1830 g bột rễ và phần thân dưới mặt đất cam thảo đá bia được chiết ngấm kiệt với cồn
Ethanol70º. Dịch chiết thu được được cô thu hồi dung môi dưới áp suất giảm cho 424 ml
dịch chiết đậm đặc (độ ẩm 28%), hiệu suất chiết 18,40%. Cao chiết này được phân tách
phân đoạn để nghiên cứu.
Lấy 325 g dịch chiết đậm đặc pha loãng với 1L nước và chiết phân bố lỏng/ lỏng lần lượt với
diethyl ether (2400 ml) cô thu hồi dung môi được cao ether có khối lượng 13,47 g.
Dịch nước còn lại tiếp tục chiết với ethyl acetate (EtOAc) (300 ml × 8 lần) t ...