Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic truyền thống trái cà na
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 733.87 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu chất lượng của sản phẩm cà na lên men lactic cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men: Chế độ tiền xử lý nguyên liệu, nồng độ muối, đường của dung dịch lên men ban đầu, theo dõi và ghi nhận kết quả sự thay đổi hàm lượng acid tổng tính theo acid lactic (%), pH dịch lên men, mật độ vi khuẩn lactic (log CFU/mL), màu sắc (giá trị b*) và độ cứng (N) của sản phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic truyền thống trái cà naTạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 19 (2) (2019) 113-122 KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÊN MEN LACTIC TRUYỀN THỐNG TRÁI CÀ NA Đàm Thị Bích Phượng1*, Vũ Thị Lâm An2 1 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 2 Trường Đại học Nông lâm TP.HCM *Email: phuongdtb@hufi.edu.vn Ngày nhận bài: 24/9/2019; Ngày chấp nhận đăng: 6/12/2019 TÓM TẮT Lên men lactic đóng vai trò quan trọng trong chế biến rau quả lên men, cho sản phẩm cóhương vị đặc trưng, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm. Mục tiêu củanghiên cứu này là tìm hiểu chất lượng của sản phẩm cà na lên men lactic cũng như phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men: chế độ tiền xử lý nguyên liệu, nồng độ muối,đường của dung dịch lên men ban đầu, theo dõi và ghi nhận kết quả sự thay đổi hàm lượngacid tổng tính theo acid lactic (%), pH dịch lên men, mật độ vi khuẩn lactic (log CFU/mL),màu sắc (giá trị b*) và độ cứng (N) của sản phẩm. Ngoài ra, việc phân tích thành phần hóa họccủa thịt quả cà na cũng được thực hiện, thành phần hóa học của cà na bao gồm: 0,19% chất béo,0,72% polyphenol, 0,82% protein, đường tổng 2,73%. Sau 10 ngày lên men ở nhiệt độ 28 °C(±2), với chế độ tiền xử lý nhiệt ở 80 oC trong 60 giây, dung dịch muối nồng độ 5%, đường2% cho sản phẩm có mùi vị thích hợp, màu sắc hài hòa, độ cứng chắc nhất định. Nghiên cứunày bước đầu mang lại tính khả thi cho việc bảo quản trái cà na vào mùa thu hoạch, từ đó ứngdụng vào sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ.Từ khóa: Elaeocarpus hygrophilus Kurz, lên men lactic, điều kiện lên men. 1. GIỚI THIỆU Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) hay còn gọi là côm háo ẩm là một loài thực vậtphân bố ở Đông Nam Á, ở Việt Nam cây cà na mọc hoang dại hoặc được trồng ven sông rạchthuộc miền Tây Nam Bộ như: Kiên Giang [1], ven sông Vàm Cỏ Tây [2], Đồng Nai, TiềnGiang, Đồng Tháp [3]. Quả hạch hình bầu dục nhọn, dài 3 cm, quả có màu xanh, vị chát vàchua, hạt hình thoi, có vỏ hạt cứng, mỗi quả có 1 hạt [4]. Cà na còn là loài cây thuốc quý hiếm,có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn [1]. Cà na muối chua là món ăn truyền thốnghấp dẫn khá phổ biến của người dân Việt Nam nói chung cũng như người dân địa phương nóiriêng. Rau quả muối chua là sản phẩm lên men lactic, là quá trình lên men tự nhiên nhờ hệ visinh vật lactic chuyển hóa đường có sẵn trong nguyên liệu thành acid lactic và sản phẩm khác.Ngoài việc làm tăng hương vị đặc trưng cho sản phẩm, acid lactic còn có tác dụng làm giảmpH của sản phẩm, ức chế hoạt động của nhiều vi sinh vật, nấm gây hư hỏng và bảo quản thựcphẩm [5]. Cũng như các loại rau quả muối chua truyền thống khác ở Việt Nam, cà na muốichua chủ yếu được chế biến theo quy mô thủ công hộ gia đình, chất lượng sản phẩm không ổnđịnh do điều kiện lên men tự nhiên và vẫn chưa phát triển thị trường ẩm thực, cũng như chưađược quan tâm sản xuất theo quy mô lớn hơn. Việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quátrình lên men lactic là rất cần thiết để tạo ra sản phẩm cà na muối chua chất lượng cao, ổn địnhsau quá trình lên men. 113Đàm Thị Bích Phượng, Vũ Thị Lâm An Hình 1. Trái cà na 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP2.1. Vật liệu Cà na tươi thu hoạch từ các tỉnh ở Tây Nam của Việt Nam như: An Giang, Đồng Tháp,Cần Thơ, Hậu Giang, được bảo quản 3 ngày ở nhiệt độ 7℃. Quả cà na sau khi mua về sẽ đượcloại bỏ những quả có vỏ mềm, rửa sạch và để ráo nước.2.2. Phương pháp Trái cà na được chần ở nhiệt độ 80 oC với thời gian khảo sát tương ứng là 30 giây, 60 giâyvà 90 giây, sau đó ngâm trong nước lạnh 5 phút, vớt ra để ráo, xếp trái vào dụng cụ chứa (khốilượng khoảng 100 g/hũ) [6]. Chuẩn bị dung dịch lên men với 3 nồng độ muối 5%, 6%, 7%(được lựa chọn từ kết quả lên men sơ bộ), bổ sung đường với 3 nồng độ 1%, 2% và 3% (tỷ lệnguyên liệu/dịch lên men (w/v) là 1:2), tiến hành lên men ở nhiệt độ phòng [7]. Sau đó khảosát các chỉ tiêu về pH dịch lên men, hàm lượng acid tổng tính theo acid lactic (%), màu sắc vỏquả (b*), mật độ vi khuẩn lactic (log CFU/mL), độ cứng thịt quả (N) sau 20 ngày lên men từđó chọn thời gian chần và thời gian lên men thích hợp, nồng độ muối và đường thích hợp. Mỗithí nghiệm được lặp lại 3 lần, sau đó lấy giá trị trung bình của các kết quả đo.2.3. Các phương pháp phân tích Bảng 1. Phương pháp phân tích ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic truyền thống trái cà naTạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 19 (2) (2019) 113-122 KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÊN MEN LACTIC TRUYỀN THỐNG TRÁI CÀ NA Đàm Thị Bích Phượng1*, Vũ Thị Lâm An2 1 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 2 Trường Đại học Nông lâm TP.HCM *Email: phuongdtb@hufi.edu.vn Ngày nhận bài: 24/9/2019; Ngày chấp nhận đăng: 6/12/2019 TÓM TẮT Lên men lactic đóng vai trò quan trọng trong chế biến rau quả lên men, cho sản phẩm cóhương vị đặc trưng, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm. Mục tiêu củanghiên cứu này là tìm hiểu chất lượng của sản phẩm cà na lên men lactic cũng như phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men: chế độ tiền xử lý nguyên liệu, nồng độ muối,đường của dung dịch lên men ban đầu, theo dõi và ghi nhận kết quả sự thay đổi hàm lượngacid tổng tính theo acid lactic (%), pH dịch lên men, mật độ vi khuẩn lactic (log CFU/mL),màu sắc (giá trị b*) và độ cứng (N) của sản phẩm. Ngoài ra, việc phân tích thành phần hóa họccủa thịt quả cà na cũng được thực hiện, thành phần hóa học của cà na bao gồm: 0,19% chất béo,0,72% polyphenol, 0,82% protein, đường tổng 2,73%. Sau 10 ngày lên men ở nhiệt độ 28 °C(±2), với chế độ tiền xử lý nhiệt ở 80 oC trong 60 giây, dung dịch muối nồng độ 5%, đường2% cho sản phẩm có mùi vị thích hợp, màu sắc hài hòa, độ cứng chắc nhất định. Nghiên cứunày bước đầu mang lại tính khả thi cho việc bảo quản trái cà na vào mùa thu hoạch, từ đó ứngdụng vào sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ.Từ khóa: Elaeocarpus hygrophilus Kurz, lên men lactic, điều kiện lên men. 1. GIỚI THIỆU Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) hay còn gọi là côm háo ẩm là một loài thực vậtphân bố ở Đông Nam Á, ở Việt Nam cây cà na mọc hoang dại hoặc được trồng ven sông rạchthuộc miền Tây Nam Bộ như: Kiên Giang [1], ven sông Vàm Cỏ Tây [2], Đồng Nai, TiềnGiang, Đồng Tháp [3]. Quả hạch hình bầu dục nhọn, dài 3 cm, quả có màu xanh, vị chát vàchua, hạt hình thoi, có vỏ hạt cứng, mỗi quả có 1 hạt [4]. Cà na còn là loài cây thuốc quý hiếm,có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn [1]. Cà na muối chua là món ăn truyền thốnghấp dẫn khá phổ biến của người dân Việt Nam nói chung cũng như người dân địa phương nóiriêng. Rau quả muối chua là sản phẩm lên men lactic, là quá trình lên men tự nhiên nhờ hệ visinh vật lactic chuyển hóa đường có sẵn trong nguyên liệu thành acid lactic và sản phẩm khác.Ngoài việc làm tăng hương vị đặc trưng cho sản phẩm, acid lactic còn có tác dụng làm giảmpH của sản phẩm, ức chế hoạt động của nhiều vi sinh vật, nấm gây hư hỏng và bảo quản thựcphẩm [5]. Cũng như các loại rau quả muối chua truyền thống khác ở Việt Nam, cà na muốichua chủ yếu được chế biến theo quy mô thủ công hộ gia đình, chất lượng sản phẩm không ổnđịnh do điều kiện lên men tự nhiên và vẫn chưa phát triển thị trường ẩm thực, cũng như chưađược quan tâm sản xuất theo quy mô lớn hơn. Việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quátrình lên men lactic là rất cần thiết để tạo ra sản phẩm cà na muối chua chất lượng cao, ổn địnhsau quá trình lên men. 113Đàm Thị Bích Phượng, Vũ Thị Lâm An Hình 1. Trái cà na 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP2.1. Vật liệu Cà na tươi thu hoạch từ các tỉnh ở Tây Nam của Việt Nam như: An Giang, Đồng Tháp,Cần Thơ, Hậu Giang, được bảo quản 3 ngày ở nhiệt độ 7℃. Quả cà na sau khi mua về sẽ đượcloại bỏ những quả có vỏ mềm, rửa sạch và để ráo nước.2.2. Phương pháp Trái cà na được chần ở nhiệt độ 80 oC với thời gian khảo sát tương ứng là 30 giây, 60 giâyvà 90 giây, sau đó ngâm trong nước lạnh 5 phút, vớt ra để ráo, xếp trái vào dụng cụ chứa (khốilượng khoảng 100 g/hũ) [6]. Chuẩn bị dung dịch lên men với 3 nồng độ muối 5%, 6%, 7%(được lựa chọn từ kết quả lên men sơ bộ), bổ sung đường với 3 nồng độ 1%, 2% và 3% (tỷ lệnguyên liệu/dịch lên men (w/v) là 1:2), tiến hành lên men ở nhiệt độ phòng [7]. Sau đó khảosát các chỉ tiêu về pH dịch lên men, hàm lượng acid tổng tính theo acid lactic (%), màu sắc vỏquả (b*), mật độ vi khuẩn lactic (log CFU/mL), độ cứng thịt quả (N) sau 20 ngày lên men từđó chọn thời gian chần và thời gian lên men thích hợp, nồng độ muối và đường thích hợp. Mỗithí nghiệm được lặp lại 3 lần, sau đó lấy giá trị trung bình của các kết quả đo.2.3. Các phương pháp phân tích Bảng 1. Phương pháp phân tích ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm Elaeocarpus hygrophilus Kurz Lên men lactic Điều kiện lên men Chế độ tiền xử lý nguyên liệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm kiếm ảnh dựa trên đồ thị mô tả đặc trưng thị giác
11 trang 136 0 0 -
Hệ thống quản lý điểm rèn luyện sinh viên trên thiết bị di động
12 trang 30 0 0 -
Tối ưu hóa quá trình trích ly có hỗ trợ vi sóng polyphenol từ vỏ lụa hạt điều
11 trang 23 0 0 -
Phương pháp phát hiện và cảnh báo sự thay đổi của website
7 trang 20 0 0 -
Ứng dụng mạng nơ ron điều khiển vị trí cánh tay máy song song
13 trang 19 0 0 -
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ lên chất lượng sản phẩm nước sương sáo đóng lon
9 trang 19 0 0 -
9 trang 19 0 0
-
Bài giảng Sinh học đại cương (Phần 1): Chương 5 - ThS. Võ Thanh Phúc
19 trang 19 0 0 -
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần điện tử (E-Logistics) tại tp. Hồ Chí Minh
13 trang 17 0 0 -
Nâng cao tính ổn định của sữa hạt điều bằng phụ gia thực phẩm và đồng hóa áp suất cao
9 trang 17 0 0